SEO Website đang là một trong những kênh Marketing Online có tính bền vững cao nhất hiện nay. Đây là cách đưa Website lên Top Google để tiếp cận được hàng nghìn khách hàng tiềm năng mỗi ngày hoàn toàn miễn phí.
Dù vậy, để đưa từ khóa lên Top Google không hề đơn giản. Nó là tập hợp của một chuỗi những hạng mục công việc, quy trình và tư duy khác nhau dựa vào từng mảng ngành, dịch vụ, sản phẩm, từ khóa khác nhau. Ngoài ra, người thực hiện tối ưu SEO cho Website cần biết cách cập nhật những thuật toán của Google nhằm đáp ứng những tiêu chí được đưa ra.

Dưới đây, hãy cùng AWSEO tìm hiểu về cách đưa trang Web lên trang đầu Google qua 7 bước cơ bản.
Lưu ý: Ngoài SEO thì chúng ta còn có giải pháp chạy quảng cáo Google Adwords để đưa Website lên Top Google. Tuy nhiên, đây là hình thức trả tiền để được hiển thị. Bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến SEO, một hình thức tìm kiếm tự nhiên và hoàn toàn miễn phí.
Tham khảo: So sánh SEO Website và Google Adwords
Bước 1. Xác định cấu trúc và xây dựng trang Web chuyên nghiệp
Điều kiện tiên quyết của giải pháp SEO Web, đó là phải có một Website.
Để xây dựng được một trang Web ở thời điểm hiện tại tương đối đơn giản. Có không ít những sự lựa chọn các đơn vị, cá nhân chuyên nhận thiết kế Website. Doanh nghiệp có thể yêu cầu sử dụng mã nguồn WordPress. Đây là một nền tảng có khả năng hỗ trợ tối ưu SEO tương đối tốt. Ngoài ra thì chi phí thiết kế cũng không cao, dễ quản trị và tùy biến theo nhu cầu sử dụng.
Các bạn có nhu cầu có thể liên hệ: Dịch vụ thiết kế Website WordPress giá rẻ tại AWSEO
Thông thường, phía doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về danh mục sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu, liên hệ… Các đơn vị xây dựng Website sẽ xây dựng cấu trúc của trang Web, sơ đồ phân cấp của trang Web đảm bảo sự chuyên nghiệp cũng như thuận tiện hơn trong quá trình trải nghiệm của người dùng.

Bước 2. Bước 3. Xây dựng bộ từ khóa SEO tổng thể
Giai đoạn tiếp theo trong quy trình đưa Website lên Top Google nhờ SEO. Đó là xây dựng một bộ từ khóa chuẩn nhất theo đúng sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp và theo ý định tìm kiếm của người dùng.
Bộ từ khóa SEO luôn là trung tâm của mọi chiến lược SEO. Do đó, đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Việc xác định sai từ khóa có thể dẫn đến khá nhiều vấn đề. Đánh không đúng tệp khách hàng tiềm năng sẽ đồng nghĩa với một chiến dịch SEO thất bại.
Người dùng sẽ tìm đến Website thông qua những từ khóa đại diện cho nhu cầu của họ. Do đó, chúng ta buộc phải xác định được insight, mở rộng phân tích nhiều nhóm từ khóa khác nhau. Đừng quên, ngoài một từ khóa chính thì chúng ta còn có hàng nghìn từ khóa khác nhau mang cùng một ý nghĩa. Và cũng không phải 100% người dùng đều sử dụng một từ khóa giống nhau.

Tham khảo: Những kênh Marketing Online phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ
Bước 3. Tối ưu Onpage và trải nghiệm của người dùng
Onpage SEO hiểu đơn giản là quá trình tối ưu chất lượng của trang Web theo chuẩn của Google và đáp ứng được tốt trải nghiệm của người dùng thực. Nó là một chuỗi những hạng mục công việc tối ưu trực tiếp trên trang Web. Có thể kể đến một vài hạng mục quan trọng như: các chỉ số thiết yếu trang, tốc độ tải trang, chất lượng nội dung, hình ảnh, các thẻ meta, giao diện…
Tối ưu Onpage tốt là một cách đưa Website lên Top 10 Google trong trường hợp từ khóa không có quá nhiều sự cạnh tranh. Còn đối với một bộ từ khóa khó, cạnh tranh cao. Thì Onpage sẽ càng quan trọng do chúng ta phải “chạm trán” với rất nhiều “ông lớn” khác trong ngành cũng như trên nền tảng Google.

Tiếp theo, đó là tối ưu trải nghiệm của người dùng. Chúng ta đã nghe nhắc đến nhiều đến khái niệm UI/UX. Nó đơn giản là quá trình tối ưu giao diện của trang để đảm bảo một quá trình trải nghiệm tốt nhất của người dùng thực. Qua đó giúp hành trình người dùng thuận tiện hơn, thúc đẩy chuyển đổi tốt hơn. Đó có thể là việc tối ưu giao diện bắt mắt, hình ảnh, màu sắc, font chữ, những lời kêu gọi hành động…
Bước 4. Xây dựng Entity giúp Google nhận diện thương hiệu
Xây dựng Entity và tối ưu bộ nhận diện thương hiệu trên Internet là một công việc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tối ưu SEO từ khóa của trang Web.
Đây là cách đưa từ khóa lên Top Google dựa vào hệ thống các trang mạng xã hội, các tài khoản thương hiệu, những lời trích dẫn, những lượt đề cập đến thương hiệu trên Internet. Sau một thời gian, Google sẽ nhận diện được độ uy tín của thương hiệu trên Internet. Từ đó, quá trình đưa Website lên Top Google cũng sẽ nhanh chóng, an toàn hơn.

Thực tế, đây không phải là một hạng mục công việc quá phức tạp. Tuy nhiên, nó sẽ khó trong quá trình tối ưu và phát triển hệ thống Entity. Để một thực tế thương hiệu đủ mạnh, đủ uy tín. Nó đòi hỏi một thời gian dài, chiến lược chăm sóc đúng cách, đúng quy chuẩn.
Bước 5. Xây dựng chiến lược phát triển nội dung cho trang Web
Nội dung của trang Web đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một Website chứa nhiều nội dung chất lượng, hữu ích cho người dùng sẽ luôn được Google đánh giá rất cao. Kết hợp một chiến lược tối ưu SEO đúng chuẩn, nó sẽ giúp quá trình thúc đẩy thứ hạng từ khóa nhanh chóng hơn, bền vững hơn.
Phát triển nội dung của Website sẽ dựa vào bộ từ khóa chúng ta đã phân tích ở bước 2 trong cách đưa Website lên Top Google được đề cập ở phần trên. Mỗi một bài viết sẽ mang đến một giá trị khác nhau dựa theo một từ khóa nào đó. Mục đích giải quyết một vấn đề người dùng đang gặp phải.

Nội dung tốt, đúng insight khách hàng sẽ giúp Website tiếp cận được nhiều người dùng hơn, traffic tăng dần, chất lượng trang được cải thiện…
Đa phần người dùng sẽ có xu hướng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định.
Ví dụ, trước khi mua một chiếc iPhone 14 Pro Max thì đa phần người dùng sẽ sử dụng một vài lược truy vấn kiểu như:
- Mức giá bán, địa chỉ bán giá rẻ…
- Dung lượng, cấu hình, màu sắc, tính năng…
- Chính sách bảo hành, so sánh, đánh giá…
Vậy nên, một chiến lược nội dung thông minh trên Website buộc phải mang đến những lời giải đáp cho mọi vấn đề xoay quanh sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đang cung cấp.
Bước 6. Xây dựng chiến lược SEO theo từng giai đoạn
Việc xây dựng một chiến lược SEO cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với những bộ từ khóa nhiều, có độ khó cao.
Thông thường, người thực hiện đưa trang Web lên Top Google sẽ xây dựng chiến lược theo từng giai đoạn. Mục tiêu của giai đoạn là gì, những từ khóa nào nên được ưu tiên, những nhóm khách hàng nào nên được chú trọng… Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình tối ưu trang Web đang đi theo đúng định hướng.

Việc xây dựng chiến lược này cũng sẽ dựa phần lớn vào định hướng của doanh nghiệp. Đâu là những thế mạnh, những điểm hạn chế, những đối thủ đang tập trung vào từ khóa gì, doanh nghiệp cần tối ưu những từ khóa nào trước….
Tham khảo: Thời gian SEO Website lên Top là bao lâu?
Bước 7. Tối ưu Offpage SEO và những tín hiệu từ bên ngoài
Offpage SEO hiểu đơn giản và quá trình tối ưu chất lượng trang dựa vào những yếu tố từ bên ngoài về Website chính. Nó trái ngược với SEO Onpage (tối ưu trực tiếp trên trang Web).

Không có nhiều hạng mục công việc như Onpage nhưng Offpage cũng tỏ ra khá nặng và mất rất nhiều thời gian. Nội dung chính của giai đoạn này sẽ xoay quanh việc tìm kiếm các liên kết (backlink) chất lượng từ các trang Web khác. Cùng với đó là xây dựng những tín hiệu, những trích dẫn liên quan đến thương hiệu (bao gồm cả Entity).
Tham khảo: SEO Offpage là gì?
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại là giai đoạn quyết định đến kết quả SEO. Một dự án có đi theo đúng tiến độ, mức độ tối ưu có đáp ứng tiêu chuẩn, sự bền vững của kết quả… đều chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình tối ưu Offpage SEO. Thậm chí, một trang Web bị dính các án phạt từ Google đa phần cũng đến từ quá trình này.
Do đó, Offpage SEO rất quan trọng và cách đưa Website lên Top Google phải đảm bảo tốt giai đoạn này. Nếu không, tỉ lệ thất bại hoặc chậm tiến độ sẽ rất cao.
Bước 8. Kiểm soát và duy trì thứ hạng SEO
Sau khi đẩy từ khóa lên Top 10 (trang nhất) của Google. Thì kết quả SEO duy trì được bao lâu cũng là một vấn đề hết sức quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm.
Giải đáp vấn đề này, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như: cách làm SEO, mức độ cạnh tranh, mức độ tối ưu của đối thủ… Chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo: Kết quả SEO duy trì được bao lâu sau khi nghiệm thu.
Chắc chắn, thứ hạng từ khóa sẽ dần bị tụt xuống theo thời gian. Do đó, việc liên tục kiểm soát và đưa ra các phương án duy trì thứ hạng là rất quan trọng.
Tất nhiên, sau khi đã thực hiện xong cách đưa Website lên trang đầu Google và từ khóa đã ổn định ở các vị trí trong Top 10. Thì chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian, công sức để đẩy lên lại vị trí ban đầu nếu nó bị đổi thủ vượt qua. Ở đây chúng ta sẽ không đề cập đến trường hợp bị Google phạt.

Do đó, nếu muốn duy trì liên tục thứ hạng của các từ khóa đã lên Top. Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn liên tục ra mắt những sản phẩm, dịch vụ đổi mới liên tục. Thì có thể cân nhắc đến các gói duy trì hay các giải pháp SEO tổng thể liên tục.
Trên đây là sơ lược về cách đưa Website lên Top Google qua 8 bước cơ bản. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin thực sự hữu ích. Mọi thông tin đóng góp cho bài viết của AWSEO hoặc cần tư vấn thêm về các giải pháp tối ưu SEO Website. Vui lòng liên hệ trực tiếp chúng tôi hoặc để lại comment bên dưới bài viết!