Mới đây, Google chính thức xác nhận Core Web Vitals là một yếu tố xếp hạng cho các kết quả tìm kiếm bắt đầu từ tháng 5/2021.
Vậy thì Core Web Vitals là gì và bạn đã biết những gì liên quan đến khái niệm này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết!
Core Web Vitals hay Web Vitals là một tập hợp các yếu tố được Google đánh giá là quan trọng liên quan đến trải nghiệm của người dùng ( UX ) trên Website dựa vào 3 khía cạnh:
Google đã từng nói qua một chút về khái niệm này:
“Core Web Vitals are a set of real-world, user-centered metrics that quantify key aspects of the user experience. They measure dimensions of web usability such as load time, interactivity, and the stability of content as it loads (so you don’t accidentally tap that button when it shifts under your finger – how annoying!)”
Tạm dịch:
“Core Web Vitals là một tập hợp các chỉ số trong thế giới thực, lấy người dùng làm trung tâm để định lượng các khía cạnh chính của trải nghiệm người dùng. Chúng đo lường các thứ nguyên về khả năng sử dụng web như thời gian tải, tương tác và tính ổn định của nội dung khi tải (vì vậy bạn không vô tình chạm vào nút đó khi nó di chuyển dưới ngón tay của bạn – thật khó chịu!) ”
Core Web Vitals được đánh giá dựa trên 3 chỉ số quan trọng gồm LCP – FID và CLS. Chúng ta có thể tìm thấy dữ liệu của nó trên trang web của mình trong phần “Chỉ số Thiết yếu về Trang web” của tài khoản Google Search Console.
Các chỉ số hiệu suất cho mỗi thống kê Web Vital được phân loại theo ba kết quả:
Core Web Vitals là một chỉ số cực kỳ quan trọng trong trải nghiệm của người dùng trên Website. Google đã nhanh chóng chỉ ra rằng trải nghiệm trang là một trong số những yếu tố mà họ sử dụng để xếp hạng các trang web trong tìm kiếm.
Nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các kết quả tìm kiếm thông thường, thiết bị di động và máy tính để bàn, dựa trên các tiêu chí nhất định. Ngoài ra, đây cũng là tiêu chí để xuất hiện trong Web Stories của Google.
Những thứ như tốc độ trang, có thể là một tín hiệu nhỏ, nhưng khi người dùng trải nghiệm, nó có thể có ảnh hưởng lớn hơn. Các nghiên cứu của riêng Google cho thấy rằng đối với các trang đáp ứng các ngưỡng này của Core Web Vitals, khách truy cập có nguy cơ bỏ trang web thấp hơn 24%.
Mọi thứ đã tương đối rõ ràng, và câu chuyện của một SEOer là làm thế nào để tối ưu chỉ số Core Web Vitals trên Website của mình từ bây giờ đến tháng 5/2021.
Các chỉ số tạo nên Core Web Vitals sẽ phát triển theo thời gian. Bộ hiện tại cho năm 2020 tập trung vào ba khía cạnh của trải nghiệm người dùng – Speed , Interactivity và Visual stability – và bao gồm các chỉ số sau:
Largest Contentful Paint ( LCP ) là thời gian từ khi bắt đầu tải trang cho đến khi khối nội dung lớn nhất trên màn hình được hiển thị đầy đủ. Chỉ số này sẽ đạt khi rơi vào mức dưới 2.5 giây và không đạt khi vượt quá 4 giây.
First Input Delay ( FID ) là khoảng thời gian Website phản hồi lượt tương tác đầu tiên của người dùng. Chỉ số này sẽ đạt khi rơi vào mức thấp hơn 100 mili giây và không đạt khi vượt quá 300 mili giây
Cumulative Layout Shift ( CLS ) là chỉ số đo lường các điểm thay đổi bố cục riêng lẻ cho mỗi lần thay đổi bố cục bất ngờ xảy ra trong toàn bộ thời gian tồn tại của trang. Chỉ số này sẽ đạt khi rơi vào khoảng dưới 0.1 và không đạt khi vượt quá 0.25
Hiểu một cách đơn giản hơn, khi bạn Click vào một phần tử bất kỳ trên trang. Nếu có bất kỳ một sự chuyển động vị trí nào liên quan đến bố cục ban đầu. Thì đó là một điểm trừ liên quan đến CLS: tính ổn định bố cục
Google cung cấp khá nhiều những công cụ có thể hỗ trợ các Webmaster trong việc phân tích và đo lường được chỉ số thiết yếu của trang Web. Dưới đây là một số công cụ phổ biến nhất:
Hướng dẫn các đo lường Core Web Vitals bằng JavaScript
Cách dễ nhất để đo lường tất cả các Core Web Vitals là sử dụng thư viện JavaScript web-vitals
Với thư viện này , việc đo lường từng chỉ số đơn giản như việc gọi một hàm duy nhất:
import {getCLS, getFID, getLCP} from ‘web-vitals’;
function sendToAnalytics(metric) {
const body = JSON.stringify(metric);
// Use `navigator.sendBeacon()` if available, falling back to `fetch()`.
(navigator.sendBeacon && navigator.sendBeacon(‘/analytics’, body)) ||
fetch(‘/analytics’, {body, method: ‘POST’, keepalive: true});
}
getCLS(sendToAnalytics);
getFID(sendToAnalytics);
getLCP(sendToAnalytics);
Trên đây là một số thông tin về Core Web Vitals, yếu tố xếp hạng mới của Google kể từ tháng 5/2021. Những nội dung về việc tối ưu các chỉ số vẫn còn tương đối ít. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong bài viết này một cách sớm nhất.