Nếu phải kể ra một công cụ quan trọng nhất với người làm SEO. Theo quan điểm cá nhân, đó chắc chắn sẽ là Google Search Console.
Vậy thì công cụ này mang đến những tính năng gì? Bạn đã biết cách sử dụng Google Search Console để theo dõi những thông tin liên quan đến trang Web?
Dưới đây, hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ này!
Google Search Console là gì?
Google Search Console là một công cụ hỗ trợ SEO miễn phí của Google. Nó cung cấp cho người quản trị Web nhưng thông tin liên quan đến lưu lượng truy cập, khả năng lập chỉ mục, chỉ số tối ưu của trang Web trên Mobile, Desktop, những liên kết… và nhiều thông tin khác.

Công cụ Search Console chỉ cung cấp những thứ liên quan đến kết quả tìm kiếm tự nhiên ( SEO ). Lượng traffic, chỉ số CTR, lượng hiển thị… đến từ nguồn quảng cáo trả tiền sẽ không hiển thị. Điều này giúp người làm SEO và cả người quản lý doanh nghiệp/dự án dễ dàng hơn trong việc kiểm soát tiến độ cũng như hiệu quả của giải pháp tối ưu SEO trên trang Web.
Tham khảo: Tổng hợp kiến thức về các công cụ SEO cần thiết nhất
Những chỉ số quan trọng nhất trong GSC
Dưới đây chúng ta sẽ đề cập đến một số những chỉ số quan trọng nhất của từng nhóm tính năng của công cụ này:
Nhóm liên quan đến hiệu suất trang Web
- Tổng lượt nhấp ( Total click ): tổng số lượng truy cập vào trang Web ( tất cả từ khóa ) trong một khoảng thời gian
- Tổng lượng hiển thị ( Total impressions ): tổng lượng hiển thị của trang Web ( có thể có click hoặc không ) trong một khoảng thời gian.
- CTR trung bình ( Average CTR ): tỉ lệ click vào trang Web dựa trên số lượng hiển thị
- Vị trí trung bình ( Average position ): vị trí trung bình dựa trên tất cả các từ khóa trên trang Web.

Nhóm liên quan đến trải nghiệm người dùng
- Trải nghiệm trên trang ( Page experience ): đánh giá chất lượng trải nghiệm trên Mobile và Máy tính dựa vào chỉ số thiết yếu, tính thân thiện di động ( trên Mobile ) và bảo mật trang.
- Chỉ số thiết yếu của trang Web ( Core Web Vitals ): đánh giá trên hai nền tảng Mobile và Máy tính dựa vào các chỉ số CLS, LCP, FID…
- Tính khả dụng trên thiết bị di động ( Mobile Friendly ): đánh giá khả năng đáp ứng của trang Web trên nền tảng Mobile.

Google Search Console để làm gì?
Dưới đây sẽ là một số những lợi ích lớn nhất mà người làm SEO sẽ có được từ công cụ này:
- Dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lưu lượng truy cập vào trang Web từ kết quả tự nhiên ( không trả tiền )
- Khả năng hiển thị của trang Web có đủ tốt, đủ nhiều hay không?
- Dựa trên chỉ số CTR, lượng hiển thị và lượt click có thể xác định được mức độ tối ưu của các URL chứa từ khóa đang lên TOP, Title, Meta, có thực sự tốt hay không?
- Lưu lượng traffic của trang Web đang ở đâu so với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp?
- Gửi thông tin về URL ( bài viết, trang… ) mới trên trang Web lên Google, xóa một URL khỏi SERPs
- Kiểm soát được khả năng lập chỉ mục của các trang nội dung trên Website, những trang nào đang tốt, trang nào có vấn đề
- Quản lý sơ đồ trang Web ( sitemap ) giúp Googlebot dễ dàng hơn trong việc cào dữ liệu
- Kiểm soát mức độ bảo mật của trang Web, có đang bị dính mã độc hay vấn đề gì hay không?
- Google Search Console giúp người quản trị Web nhận biết có đang bị dính thuật toán Google hay không
- Trang Web có đang thân thiện với di động, mức độ tối ưu các chỉ số thiết yếu trong mắt Google có tốt không?
- Quản lý được các tính năng hiển thị nâng cao, những dữ liệu cấu trúc, Schema…
- Kiểm soát được những liên kết ( Internal link, External link ), những Anchor Text, Referring domains…
Tham khảo: Top những công cụ SEO không thể bỏ qua
Cách xác minh Google Search Console cho trang Web
Để bắt đầu sử dụng thì trước hết bạn phải biết cách xác minh Google Search Console. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Truy cập: https://search.google.com/search-console/about và chọn nút Bắt Đầu Ngay Bây Giờ
Bước 2. Đăng nhập bằng một tài khoản Gmail ( sử dụng để quản trị GSC )
Bước 3. Nhập đường dẫn trang Web cần xác minh vào ô nhập và bấm Tiếp Tục

Bước 4. Chọn phương thức xác minh, các bạn có thể chọn 1 trong 5 phương thức
- Tệp HTML: tải lên source code một file HTML
- Thẻ HTML: chèn một thẻ meta vào source code
- Google Analytics: xác minh bằng tài khoản Google Analytics
- Google Tag Manager: sử dụng Google Tag Manager để xác minh
- Nhà cung cấp tên miền: sử dụng cách cấu hình DNS để xác minh
Trong 5 cách này thì Thẻ HTML và Google Analytics là 2 cách được sử dụng phổ biến và đơn giản nhất.

Bước 5. Click vào phương thức thẻ HTML và copy đoạn thẻ Meta
Bước 6. Truy cập vào phần quản trị trang Web và dán đoạn mã này vào source code.
Ở đây, với các trang Web WordPress thì các bạn có thể download plugin: Insert Headers and Footers và dán thẻ Meta vào phần Headers và bấm Save.

Với các trang Web khác thì các bạn có thể thao tác trực tiếp trên Source code bằng cách dán thẻ Meta này vào bên trong thẻ <head> và nhấn lưu lại là xong.
Trường hợp bạn không thể thao tác được trên Source code thì có thể yêu cầu IT/đội ngũ làm Website thực hiện. Nếu không, giải pháp xác minh bằng cách tải tệp HTML lên ( nếu bạn nắm quyền quản trị hosting ) hoặc cấu hình DNS ( liên hệ nhà cung cấp tên miền ).
Bước 7. Quay lại màn hình giao diện xác minh Google Search Console và nhấn Xác Minh là xong.
Trường hợp xác minh thành công, bạn có thể chuyên ngay đến trang quản trị. Ngược lại, nếu không bạn sẽ phải xác minh lại cho đến khi thành công.
Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng Ahrefs miễn phí
Hướng dẫn sử dụng Google Search Console
Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng Google Search Console với một số những tính năng từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng đầu tiên, hãy xác minh được tài khoản…

Cách submit bài viết mới lên Google
Trên giao diện chính của GSC, các bạn copy và dán Url cần submit vào thanh Kiểm tra URL bên trên cùng và nhấn Enter.

Đợi một chút Google tiến hành kiểm tra dữ liệu. Sau một vài giây nó sẽ trả về kết quả trạng thái lập chỉ mục của Url đó.
Nếu là một bài viết mới ( chưa submit ) thì chắc chắn nó chưa được Google lập chỉ mục. Các bạn có thể nhấn vào “Yêu cầu lập chỉ mục” để gửi yêu cầu ngay lập tức.
Ngoài ra thì cũng có thể nhấn vào “Kiểm tra Url đang hoạt động”. Nút này giúp bạn kiểm tra được tình trạng của Url trước khi submit.

Cách xóa URL khỏi SERPs ( trang kết quả tìm kiếm )
Cách này giúp các bạn xóa một Url khỏi trang kết quả tìm kiếm của Google. Nhấn vào chức năng “Xóa URL” bên thanh trái và thực hiện gửi yêu cầu mới.

Cách tạo Sitemap cho trang Web bằng Google Search Console
Chúng ta có thể gửi Sitemap trên GSC bằng cách truy cập vào Sơ Đồ Trang Web và điền thông tin ô nhập và nhấn Gửi.

Cách kiểm tra vấn đề liên quan đến lập chỉ mục trang Web
Vấn đề liên quan đến lập chỉ mục khá quan trọng. Những Url nào đang được lập chỉ mục, những Url nào đang bị loại trừ, những Url nào có chuyển hướng, lỗi 404, đã thu thập dữ liệu nhưng chưa Index, Url gắn thẻ no-index….

Cách kiểm tra Website có thân thiện với di động hay không
Tính thân thiện trên nền tảng di động khá quan trọng với SEO. Google Search Console sẽ thông báo những Url không thân thiện kèm chi tiết lỗi để các bạn có thể khắc phục.

Cách kiểm tra backlinks và các nguồn backlink trỏ về
Nhóm tính năng Liên Kết cho phép bạn kiểm soát được các vấn đề liên quan đến backlinks và Anchor Text:
- Liên kết bên ngoài: những backlinks từ các nguồn khác trỏ về từng Url trên Website.
- Liên kết bên trong ( liên kết nội bộ ): số lượng liên kết nội bộ của từng Url trên Website
- Các trang web liên kết hàng đầu: các nguồn backlinks kèm số lượng, Url chi tiết
- Văn bản liên kết hàng đầu: những Anchor Text phổ biến nhất của Website

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Google Search Console và cách sử dụng chi tiết. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin thực sự cần thiết.
Mọi đóng góp cho bài viết của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết!