Một bộ từ khóa hoàn chỉnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc triển khai chiến dịch. Dù vậy, việc phân tích từ khóa SEO sao cho hiệu quả chưa bao giờ là một hạng mục công việc dễ dàng.
Vậy thì làm thế nào để người làm SEO, đặc biệt là những bạn còn ít kinh nghiệm trong ngành có thể tự tay xây dựng được một bộ từ khóa chất lượng?

Dưới đây, hãy cùng AWSEO tham khảo bài hướng dẫn cách phân tích từ khóa SEO đơn giản và hiệu quả nhất.
I. Xác định từ khóa chính
Công việc đầu tiên và có lẻ cũng là đơn giản nhất trong quá trình phân tích bộ từ khóa.
Từ khóa chính trong một chiến dịch SEO thường sẽ đại diện cho một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Nó mang tính chất chuyển đổi và tạo ra giá trị thực tế cho doanh nghiệp. Do đó, không khó để chúng ta có thể xác định được từ khóa chính để triển khai.
Dù vậy sẽ có một vài vấn đề cần lưu ý:
Tiêu chuẩn của một từ khóa chính trong SEO là gì?
- Nó thường là những từ khóa đầu ngành, thường sẽ không có độ dài quá 4 chữ
- Từ khóa chính là những nội dung khái quát, những gì cơ bản nhất mà người dùng sẽ tìm kiếm khi có nhu cầu
- Buộc phải có lượng tìm kiếm để tạo ra lượng truy cập, tỉ lệ chuyển đổi trên Website
- Từ khóa chính tất nhiên phải liên quan chặt chẽ đến một hạng mục dịch vụ/sản phẩm nào đó mà Website cung cấp.

Cách lựa chọn từ khóa chính trong SEO sao cho hiệu quả
Chúng ta sẽ cùng tham khảo 2 bước đơn giản để xác định và lựa chọn được từ khóa chính:
Bước 1. Phân tích nhóm sản phẩm, dịch vụ mà Website cung cấp
Khá đơn giản, chúng ta chắc chắn sẽ biết được một trang Web đang cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ gì.
Tiếp theo đó, hãy phân tích và nhóm các sản phẩm lại thành từng nhóm chung. Và sau đó là xác định từ khóa chính, nó sẽ là từ khóa bao quát được tất cả các từ khóa con mà bạn nhận biết được.
Ví dụ, một trang Web chuyên cung cấp “thời trang nam“
Lúc này, từ khóa chính của toàn trang Web chắc chắn sẽ là “thời trang nam“
Tiếp theo đó, chúng ta cũng rất dễ dàng xác định được những từ khóa chính theo từng nhóm khác. Ví dụ như: “áo thun nam”, “áo khoác nam”, hay “quần Jean nam”….
Bước 2. Phân tích lượng tìm kiếm và xu hướng của từ khóa chính
Sau khi đã xác định được từ khóa chính. Thì việc tiếp theo trong cách phân tích từ khóa SEO mà mình đang hướng dẫn. Đó sẽ là xác định được nhu cầu tìm kiếm của nó.
Chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Keyword Planner.

Tùy theo mỗi mảng ngành mà từ khóa chính sẽ có một số lượng tìm kiếm tiêu chuẩn khác nhau. Sẽ là bình thường nếu từ khóa SEO chính của ngành A có đến 50 nghìn/tìm kiếm/tháng. Nhưng cũng không có gì ngạc nhiên khi ngành B chỉ có khoảng 100/tháng.
Sau khi phân tích xong lượng tìm kiếm. Một thông tin các bạn cũng có thể tham khảo được trên công cụ phân tích từ khóa SEO này. Đó là xu hướng tìm kiếm của từ khóa, nó tăng giảm như thế nào trong 3 tháng hay so sánh với cùng kỳ năm trước.
Từ đó chúng ta có thể xác định được từ khóa sản phẩm/dịch vụ này có đang bị rơi vào tình trạng bão hòa, sụt giảm hay đang gia tăng đột biến….
** Một lưu ý là những từ khóa chính chắc chắn sẽ có độ khó, tính cạnh tranh cao hơn so với các từ khóa phụ. Điều này đồng nghĩa với việc là khả năng leo Top Google của nó cũng lâu hơn. Do đó, người làm SEO nên biết cách xác định bộ từ khóa phụ một cách thông minh để tìm kiếm những lượt traffic đầu tiên thay vì quá “cố chấp” trong việc thúc đẩy từ khóa chính ở những thời điểm đầu chiến dịch.
II. Phân tích và xây dựng bộ từ khóa phụ
Với từ khóa phụ thì có rất nhiều phân loại khác nhau. Các bạn có thể tham khảo lại những loại từ khóa SEO tại đây.
Còn về cách tìm kiếm chúng, các bạn có thể xác định được qua vài cách dưới đây.
Cách tìm kiếm và xác định bộ từ khóa phụ trong SEO
Thực tế, có rất nhiều cách để chúng ta xác định được những từ khóa phụ
Cách 1. đưa từ khóa chính vào Google Keyword Planner để phân tích
Đây là cách cơ bản nhất mà mọi người đang làm SEO và đang học SEO Website đều phải biết. Sau khi đưa từ khóa chính vào Google Keyword Planner thì trong danh sách gợi ý có thể trả về hàng chục, trăm hay thậm chí là hàng nghìn những từ khóa liên quan đến từ khóa chính.

Trong những gợi ý này, sẽ có khá nhiều những từ khóa dài, từ khóa LSI, từ khóa thương hiệu, từ khóa chuyển đổi… khác nhau để chúng ta khai thác. Tất nhiên, một số trong đó cũng có thể đã không có lượng tìm kiếm ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nó vẫn có thể là một từ khóa đáng để cân nhắc.
Việc đầu tiên là xuất danh sách từ khóa này về máy tính và lọc ra để xác định những từ khóa phù hợp.
Cách 2. Tự đặt mình vào vị trí của người dùng/khách hàng tiềm năng
Một trong những cách xây dựng từ khóa hiệu quả nhất mà khá nhiều những bạn làm SEO thường bỏ qua. Đó là tự đặt mình vào vị trí của người dùng/khách hàng để đưa ra các vấn đề. Đó thường là những câu hỏi, những nội dung mang tính thông tin.
Tất nhiên, với những sản phẩm có giá trị thấp. Chúng ta có thể bỏ qua vì thường người mùa hàng sẽ không có nhu cầu tìm hiểu quá kỹ. Nhưng với những sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao Thì người làm SEO hiện tại phải biết cách tạo ra những nội dung mang tính đáp ứng thay vì chỉ chăm chăm vào việc thúc đẩy thứ hạng.
Khách hàng tiềm năng có thể đến nhiều từ vị trí cao của các từ khóa chính mang tính chuyển đổi. Nhưng một số khác sẽ đến từ các thông tin mang tính giải đáp thắc mắc. Và nên nhớ, đây đều là những khách hàng chất lượng.
Ví dụ, Website cung cấp “dịch vụ SEO“
Lúc này, những vấn đề liên quan đến “thời gian thực hiện tối ưu SEO“, “quy trình SEO Website bền vững“… Đều sẽ là những nội dung khá chất lượng.
Cách 3. Sử dụng những gợi ý đến từ Google
Những từ khóa được Google gợi ý sẽ mang tính chất liên quan đến từ khóa chính mà bạn đang tìm kiếm. Các bạn có thể tìm thấy những từ khóa phụ gợi ý ở phần cuối cùng của mỗi trang kết quả.

Tiếp theo, đó là Google Suggest. Một vài dòng chứa từ khóa gợi ý sẽ xuất hiện sau khi bạn gõ một vài từ trong một cụm từ khóa nào đó. Nó sẽ đưa ra gợi ý về những từ khóa có chứa những từ mà bạn đã gõ trên thanh tìm kiếm.
Đây là một trong những cách phân tích từ khóa SEO khá quen thuộc và được không ít người làm SEO tại Việt Nam sử dụng.
Cách 4. Tham khảo bộ phân chăm sóc và tư vấn khách hàng
Một cách mà mình rất hay sử dụng trong quá trình triển khai các chiến dịch cho khách hàng. Đó là liên hệ trực tiếp với bộ phân chăm sóc khách hàng để hỏi cụ thể hơn về các nội dung, những thắc mắc, những cách xử lý các vấn đề mà khách hàng thường xuyên mắc phải.
Mình đánh giá rất cao giải pháp này vì nó sẽ đi khá sát với nhu cầu của khách hàng. Chắc chắn, người làm SEO sẽ không bao giờ hiểu rõ được nhu cầu và vấn đề của khách hàng như những chuyên viên tư vấn và chăm sóc.
Cách 4. Sử dụng Extensions Keywords Everywhere trên Chrome
Công cụ này đã được đề cập trong bài viết: Top 8+ những Extensions hỗ trợ SEO tốt nhất
Sau khi bạn tìm kiếm một từ khóa chính. Lúc này bên phía phải trang kết quả sẽ hiển thị một list những từ khóa phụ liên quan đến nội dung của từ khóa chính đó.
Tất nhiên, mình đã kiểm tra thì có một số sẽ có lượng tìm kiếm nhưng một số thì không hoặc chưa có. Tuy nhiên, nó đều mang ý nghĩa liên quan và chúng ta hoàn toàn có thể copy về và chọn lọc.

Cách 6. Tự sáng tạo ra những từ khóa phụ
Hơi mơ hồ một chút nhưng các bạn hoàn toàn có thể dựa vào tư duy của mình để xây dựng một vài từ khóa phụ dựa vào chính suy nghĩ của mình.
Khả năng cao, những gì bạn nghĩ ra ở thời điểm hiện tại sẽ không có bất kỳ một lượt tìm kiếm nào. Nhưng đừng quên rằng đó cũng là một cơ hội vì nếu có bất kỳ một ai đó tìm kiếm thì khả năng cao bạn sẽ đứng được ở vị trí Top 1.
Ngoài ra thì nó còn mang ý nghĩa bổ trợ cho từ khóa chính. Giúp đa dạng hơn nội dung content trên trang hay giúp Google đánh giá chúng ta là một chuyên gia trong ngành chẳng hạn…
Bao nhiêu từ khóa phụ là đủ?
Với từ khóa chính, chúng ta chỉ nên có một từ cho một nhóm nội dung.
Nhưng với từ khóa phụ, việc xác định được càng nhiều sẽ là càng tốt cho chiến dịch tổng thể trên Website.
Tuy nhiên, những nội dung đi theo các từ khóa phụ này buộc phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng, tính liên quan, kết cầu bài viết…
Ngoài ra, ngay cả khi bạn làm việc cố định tại một Client, nhân viên SEO tạo một Agency hay một Freelancer. Thì việc phân tích đối thủ để xác định số lượng bài viết dựa trên từ khóa hay tiến độ để vượt qua họ một cách sớm nhất cũng là điều hết sức quan trọng.
III. Sàng lọc và xác định bộ từ khóa SEO hoàn chỉnh
Sau khi đã xác định được từ khóa chính trong SEO và liệt kê được danh sách rất nhiều những từ khóa phụ. Thì bước tiếp theo trong bài hướng dẫn cách phân tích từ khóa SEO này sẽ là sàng lọc.
Chúng ta không thể triển khai 100% những gì vừa tìm được. Và chắc chắn nó cũng chỉ có khoảng 50-60% là thực sự phù hợp.

Vậy thì nên chọn từ khóa SEO như thế nào?
Về từ khóa chính, chúng ta sẽ không đề cập đến.
Riêng với từ khóa phụ, chúng ta sẽ có một vài tiêu chí để đánh giá chất lượng và xét xem nó có phải là một sự lựa chọn đáng để triển khai hay không.
Dưới đây sẽ là một số dạng từ khóa phụ mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn:
Đầu tiên, đó là ưu tiên những từ khóa mang tính chất chuyển đổi.
Tiếp theo, những từ khóa dạng câu hỏi có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Tiếp theo, những từ khóa mang tính chất tìm hiểu thông tin, so sánh về sản phẩm/dịch vụ
Tiếp theo, đó là những từ khóa kèm theo thời gian ( thời điểm hiện tại )
Hay những từ khóa mang tính nhận biết về sản phẩm/dịch vụ….
Tất nhiên, đặc thù về từ khóa của mỗi mảng ngành cũng sẽ có ít nhiều những sự khác biệt. Do đó, các thông tin này chỉ mang tính chất tương đối để các bạn tham khảo.
Trên đây là một số thông tin hướng dẫn cách phân tích từ khóa SEO. Làm thế nào để xây dựng được một bộ từ khóa trong SEO chất lượng và hiệu quả. Thì đây sẽ là một vài nội dung các bạn có thể tham khảo và ứng dụng.
Hi vọng bài viết đã mang đến các bạn những nội dung hữu ích. Mọi đóng góp cho AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết!