Google My Business (GMB) | Cách Tạo Google Map Cho Doanh Nghiệp

Bạn đang thắc mắc về Google My Business, cách xác minh địa điểm, tạo Google Map cho doanh nghiệp?

Bạn chưa nắm rõ những ý nghĩa của GMB với SEO, chưa biết cách tối ưu thông tin để tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp?

Cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

Tham khảo: Tổng hợp kiến thức về SEO Local

GMB là gì?

GMB hay Google My Business còn được gọi là hồ sơ doanh nghiệp. Đây là một công cụ miễn phí của Google giúp doanh nghiệp khởi tạo, quản lý và tối ưu được thông tin của doanh nghiệp trên nền tảng Google Maps.

gmb là gì
Google My Business giúp quản lý và tối ưu thông tin của doanh nghiệp

Ngoài ra, GMB còn giúp tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và kết nối với khách hàng tiềm năng…

Biến những người tìm thấy bạn trên Google Tìm kiếm thành khách hàng mới thông qua Trang doanh nghiệp miễn phí dành cho cửa hàng thực tế hoặc khu vực kinh doanh của bạn. Cá nhân hóa Trang doanh nghiệp của bạn thông qua ảnh, ưu đãi, bài đăng và nhiều thông tin khác.

Google My Business

Ý nghĩa của Google My Business với SEO

Ngoại trừ những ý nghĩa trực tiếp đối với doanh nghiệp. GMB còn ảnh hưởng khá nhiều đến các chiến dịch SEO/Marketing tổng thể. Dưới đây sẽ là một số những ý nghĩa lớn nhất:

Là nền tảng của quá trình tạo Google Map cho doanh nghiệp

Google My Business là nền tảng giúp bạn có thể tạo một địa điểm của doanh nghiệp trên Google Maps. Và đây cũng là cốt lõi của khá nhiều những ý nghĩa khác liên quan đến SEO/Marketing và cả mức độ nhận thức thương hiệu.

google my business quản lý doanh nghiệp trên google maps
Google My Business giúp quản lý doanh nghiệp trên Google Maps

Ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng từ khóa địa phương ( Local SEO )

Nhu cầu tìm kiếm địa phương luôn rất cao với những từ khóa dạng như:

  • Quán cafe gần đây
  • Cửa hàng pizza tại Quận 1
  • Mua iPhone 13 tại TPHCM…

Các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào những thông tin doanh nghiệp được tối ưu về vị trí tìm kiếm, sự liên quanmức độ tối ưu… để đưa ra những kết quả đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Tham khảo: Top 15+ yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm địa phương

Tăng mức độ hiển thị của doanh nghiệp trong tìm kiếm của người dùng

Thông tin về địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps sẽ giúp chúng ta tiếp cận nhiều hơn những khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh một quán cafe tại khu vực Quận 1, TPHCM

Lúc này người dùng thực hiện tìm kiếm: “quán cafe Quận 1” thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Có thể doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện nếu đáp ứng về khoảng cách, mức độ tối ưu so với các doanh nghiệp khác và sự liên quan đến truy vấn.
  • 100% doanh nghiệp của bạn sẽ không hiển thị nếu bạn chưa xác minh địa điểm doanh nghiệp, mức độ tối ưu kém.

Như vậy, không hẳn 100% doanh nghiệp sở hữu Google My Business đều sẽ được hiển thị khi người dùng tìm kiếm gần đó. Nhưng 100% nó sẽ không hiển thị nếu bạn chưa tiến hành tạo Google Maps cho doanh nghiệp của mình.

tăng khả năng tiếp cận doanh nghiệp với khách hàng
GMB giúp tăng khả năng tiếp cận doanh nghiệp của khách hàng qua tìm kiếm địa phương

Tham khảo: SEO Local là gì và tại sao nó quan trọng

Google My Business giúp xây dựng lòng tin của khách hàng

Khách hàng, người dùng đã từng sử dụng dịch vụ, sản phẩm tại doanh nghiệp có thể gửi đến những đánh giá chất lượng. Cùng với đó, những khách hàng tiềm năng thì cũng có thể đặt ra những câu hỏi, yêu cầu tư vấn, tham chiếu chất lượng và mức độ uy tín của doanh nghiệp trước khi tìm đến.

Như vậy, GMB có thể được xem như một nền tảng giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng.

Tuy nhiên, ở phía doanh nghiệp hay những người phụ trách Marketing. Hãy hạn chế tối đa những vấn đề có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng. Lý do là vì ngay cả người quản lý hồ sơ doanh nghiệp thì cũng không thể tự xóa bỏ những đánh giá của người dùng.

đánh giá trên google maps giúp xây dựng lòng tin
Những đánh giá, phản hồi giúp xây dựng lòng tìm trong mắt khách hàng

Ngoài ra thì khi thực hiện tìm kiếm tên doanh nghiệp trên Google. Chúng ta cũng sẽ ngay lập nhìn thấy sự xuất hiện của hồ sơ trên trang kết quả tìm kiếm. Điều này ít nhiều cũng sẽ giúp người dùng yên tâm hơn.

Hồ sơ doanh nghiệp ( Google My Business ) ảnh hưởng nhiều đến SEO tổng thể

Một chiến dịch SEO tổng thể luôn có sự xuất hiện và hỗ trợ của GMB.

Khác với SEO từ khóa, các tối ưu SEO cho Website luôn yêu cầu một kế hoạch tổng quát nhất có thể. Nó bao gồm việc tối ưu những từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa thương hiệu, từ khóa thông tin, từ khóa theo địa điểm, tạo Google Maps cho doanh nghiệp…

Một hồ sơ doanh nghiệp đủ mạnh với các thông tin được tối ưu chuẩn, lượng hiển thị, truy cập ổn định, những bài đăng, hình ảnh, những lượt đánh giá sẽ giúp thúc đẩy sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong mắt Google.

Ngoài ra thì chúng ta cũng có thể lấy được những backlinks trực tiếp từ Google My Business. Tất nhiên, đó là link nofollow nhưng chắc chắn nó chưa bao giờ được xem là không có giá trị.

Hướng dẫn cách tạo Google Map cho doanh nghiệp

cách tạo google map cho doanh nghiệp
Bạn đã biết cách tạo địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps?

Nếu bạn chưa biết làm thế nào để tạo địa điểm doanh nghiệp trên Google Map. Thì dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết từ A-Z:

Bước 1. Truy cập: https://www.google.com/intl/vi_vn/business/

Bước 2. Nhấn vào nút Quản Lý Ngay

Bước 3. Nhấn chọn Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google

nhấn thêm doanh nghiệp vào google maps
Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google

Bước 4. Nhập Tên doanh nghiệp và Danh mục kinh doanh. Sau đó nhấn Tiếp theo.

điền tên doanh nghiệm và hạng mục của google my business
Tên doanh nghiệp và Danh mục kinh doanh khá quan trọng

Bước 5. Google My Business sẽ hỏi bạn có muốn thêm địa điểm hay không. Tất nhiên là chọn Có.

hiển thị doanh nghiệp lên google maps
Cho phép hiển thị doanh nghiệp lên trên Google Maps

Bước 6. Nhập đầy đủ thông tin về Địa chỉ, Mã bưu chính… và nhấn Tiếp theo.

nhập địa chỉ doanh nghiệp
Nhập đầy đủ và chính xác thông tin về địa chỉ doanh nghiệp

Bước 7. Google sẽ hỏi rằng doanh nghiệp của bạn có cung cấp dịch vụ tận nơi cho khách hàng hay không? Có hoặc Không.

tùy chọn giao hàng của doanh nghiệp
Tùy chọn giao hàng của doanh nghiệp

Bước 7. GMB sẽ yêu cầu bạn nhập thông tin về số điện thoại và trang Web ( nếu có )

nhập trang web và số điện thoại google my business
Nhập chính xác số điện thoại và tên trang Web ( nếu có )

Bước 8. Nếu cần thêm những thông tin hỗ trợ tối ưu từ Google My Business các bạn có thể chọn Có.

nhận thông tin từ google doanh nghiệp
Nếu cần được hướng dẫn cách sử dụng, thủ thuật, tối ưu, thì nhấn Có và ngược lại

Bước 8. Xác minh doanh nghiệp trên Google Map. Chúng ta sẽ có một số tùy chọn cách xác minh như Gọi điện thoại, Nhắn tin, gửi bưu thiếp…

Xác minh địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps
Xác minh địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn không có sự lựa chọn về cách xác minh địa điểm doanh nghiệp trên Maps. Hệ thống chỉ chấp nhận một hình thức duy nhất ( thường là gửi bưu thiếp ). Và cũng có một thực tế là không ít doanh nghiệp hoàn toàn không nhận được bưu thiếp nào từ Google.

Do đó, nếu được xác minh Google Maps bằng số điện thoại. Thì đó chắc chắn là một tín hiệu đáng mừng và ngược lại với tình huống chờ bưu thiếp 14 ngày. Sau 14 ngày nếu không nhận được thì buộc phải áp dụng phương án khác.

Như vậy là hướng dẫn cách tạo Google Map cho doanh nghiệp hoàn tất. Dù có xác minh được hay chưa thì tạm thời các bạn vẫn có thể truy cập được vào trang quản trị Google My Business ( truy cập được không có nghĩa là dùng được ).

trang quản trị hồ sơ doanh nghiệp GMB
Trang quản trị hồ sơ doanh nghiệp ( GMB )

Cách tối ưu địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps

Sau khi tạo doanh nghiệp trên Google Map và xác minh thành công. Bước tiếp theo là tối ưu hồ sơ, đây là một yêu cầu bắt buộc để nó có thể được ưu tiên hiển thị, đủ sức mạnh để cạnh tranh với các hồ sơ doanh nghiệp khác.

Vậy thì cần tối ưu những hạng mục nào?

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Tên và mô tả của hồ sơ doanh nghiệp

Có nhiều cách đặt tên doanh nghiệp trên Google Maps các bạn có thể cân nhắc.

  • Tên thương hiệu
  • Tên thương hiệu kết hợp từ khóa chính
  • Từ khóa chính

Tất nhiên, tên thương hiệu sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả tìm kiếm địa phương, đặc biệt là với những tên có chứa từ khóa.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân mình thì Tên Google My Business giống với tên thương hiệu sẽ là chuẩn và chuyên nghiệp nhất. Các bạn cũng có thể cân nhắc chọn Tên thương hiệu kết hợp từ khóa chính.

Tiếp theo, với phần mô tả hồ sơ doanh nghiệp. Chúng ta sẽ có 750 ký tự để điền vào đó những thông tin tối ưu nhất cho các công cụ tìm kiếm lẫn người dùng thực.

Hãy khéo léo chèn vào đó những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thông tin về các điểm nổi bật, những từ khóa chính, đặc biệt là từ khóa theo địa điểm phù hợp của thương hiệu. Các bạn có thể tối ưu mô tả ở mục Thông Tin trong giao diện quản trị.

cách tối ưu google my business về tên và mô tả doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp và mô tả doanh nghiệp cực kỳ quan trọng

Thêm dịch vụ, sản phẩm và các tùy chọn doanh nghiệp

Google My Business có khu vực cho phép các bạn nhập vào đó những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Về mặt ý nghĩa, nó có thể giúp bạn bán được sản phẩm/dịch vụ trực tiếp trên nền tảng này. Cùng với đó thì Google cũng có thể hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn.

Ngoài ra thì một số thông tin tùy chọn khác như: chính sách giao hàng, thanh toán, những tiện nghi… Đây cũng là những thông tin các bạn nên tối ưu để hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps.

thêm sảm phẩm và dịch vụ trên GMB
Danh mục dịch vụ và sản phẩm trên GMB

Số điện thoại, trang Web và giờ làm việc

Số điện thoại tốt nhất là phải đồng nhất với thông tin trên Website, Fanpage và cả các nền tảng Social, Entity SEO

Về trang Web, đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều nên sở hữu một trang Web. Nếu không có, các bạn có thể chèn được đường link Fanpage Facebook vào đây.

Giờ làm việc cũng là một hạng mục tối ưu Google My Business khá quan trọng. Hãy tạo ra sự đồng nhất với thời gian thực tế của doanh nghiệp và cả những gì bạn đặt trên Fanpage. Lý do là vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, họ có thể dựa vào khung giờ này để tìm đến địa điểm.

Các bạn tối ưu các nội dung này trong phần Thông Tin của hồ sơ

tối ưu thời gian mở cửa và số điện thoại
Hãy đồng bộ các thông tin về số điện thoại hay thời gian mở cửa

Tối ưu nhãn đại diện cho các từ khóa chính

Trong phần Thông Tin, các bạn sẽ thấy một hạng mục Nhãn. Tại đây, các bạn có thể chèn những từ khóa chính đại diện cho các sản phẩm/dịch vụ chủ chốt của doanh nghiệp.

Các bạn sẽ được chèn tối đa 10 nhãn/10 từ khóa khác nhau.

Tối ưu ảnh biểu trưng và ảnh bìa cho Google My Business

Biểu trưng tương tự như ảnh đại diện của hồ sơ, tương tự là ảnh bìa. Đây là 2 hạng mục tối ưu rất quan trọng mà các bạn cần quan tâm.

tối ưu ảnh biểu trưng và ảnh bìa google my business
Ảnh biểu trưng và ảnh bìa là 2 hạng mục tối ưu quan trọng

Các bạn nên lưu ý một số vấn đề liên quan đến nó:

  • Tên file ảnh
  • Thông tin ảnh
  • Sự đồng nhất với các tài khoản Social khác
  • Gắn thẻ Geo Tag

Ngoài ra, việc cập nhật liên tục những hình ảnh mới lên địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps cũng là một cách đơn giản để chứng minh rằng hồ sơ đang được vận hành một cách bình thường.

Các bạn có thể tải ảnh lên bằng cách truy cập Ảnh =>> Nút dấu + bên góc trên bên phải màn hình

Cập nhật liên tục những bài đăng mới nhất

Các bạn có thể liên tục cập nhật những bài đăng mới lên Google Maps. Nó sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về những gì doanh nghiệp của bạn đang đề cập đến. Từ đó đưa ra những kết quả đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Trên Google My Business, chúng ta có một vài dạng bài đăng:

  • Thông tin ưu đã
  • Sản phẩm
  • Tính năng mới
  • Sự kiện
cập nhật bài đăng lên trang hồ sơ doanh nghiệp
Hãy thường xuyên cập nhật những bài đăng, sản phẩm, ưu đãi mới

Nghiêng một chút về SEO thì đây cũng là một cách có thể giúp bài viết trên Website được index nhanh hơn. Hãy chia sẽ nó lên Google Maps và giúp nó tiếp cận được thêm với một vài người dùng.

Cho phép khách hàng nhắn tin với doanh nghiệp

Trong mục Tin Nhắn, Google My Business hỗ trợ tính năng trò chuyện với khách hàng. Qua đó, khi bật nó lên thì người dùng có thể trực tiếp nhắn tin với doanh nghiệp thông qua Google Maps hoặc Google tìm kiếm.

tính năng nhắn tin trực tiếp giữa khách hàng với doanh nghiệp
Bật tính năng nhắn tin giúp trò chuyện trực tiếp với khách hàng

Tối ưu Google My Business mang tính cập nhật

Cập nhật hình ảnh, cập nhật bài đăng, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, sản phẩm/tính năng mới.

Ngoài ra thì các ngày nghĩ lễ trong năm, doanh nghiệp có mở cửa làm việc hay không. Các bạn cũng nên lưu ý vấn đề này, khoảng trước đó vài ngày thì GMB sẽ gửi thông tin thông báo cho bạn về vấn đề này.

Hãy thường xuyên kiểm tra và trả lời phản hồi trên GMB

Ngoài ý nghĩa xây dựng lòng tin với người dùng thực thì Google cũng đánh giá rất cao những hồ sơ doanh nghiệp nhận được nhiều đánh giá, phản hồi từ người dùng. Giá trị sẽ càng cao nếu đó là một phản hồi tích cực và ngược lại.

phản hồi đánh giá trên google my business
Hãy phản hồi những đánh giá dù nó tích cực hay tiêu cực

Bạn sẽ không thể xóa bỏ một phản hồi tiêu cực, một lượt đánh giá 1 sao của doanh nghiệp trên Google Maps. Do đó, hãy kiểm tra và phản hồi nó. Hãy cho những người dùng khác nhìn thấy sự tích cực đến từ bạn thay vì sự lãng tránh.

Tối ưu và xuất bản Business Site

Business site là một trang Web miễn phí được khởi tạo riêng cho mỗi hồ sơ doanh nghiệp ( Google My Business ).

Những nội dung như: hình ảnh, bài đăng, giờ làm việc, sản phẩm, phản hồi, bản đồ… đều sẽ xuất hiện trên trang Web của GMB.

Trên đây là một số thông tin giải đáp về GMB là gì, ý nghĩa của Google My Business hay cách khởi tạo, xác minh Google Map cho doanh nghiệp chi tiết. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin thực sự cần thiết.

Mọi đóng góp cho bài viết của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt bình chọn: 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top