Khái niệm Website vệ tinh đã trở nên tương đối quen thuộc với những người làm SEO. Đây được xem là một trong những giải pháp tìm kiếm backlinks chất lượng, lan tỏa thương hiệu tốt bậc nhất hiện nay.
Vậy thì chính xác Website vệ tinh là gì? Đâu là những nền tảng xây dựng site vệ tinh tốt nhất 2022 và làm thế nào để phát triển nó một cách bền vững và chất lượng?
Hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
Site vệ tinh là gì?
Site vệ tinh hay Website vệ tinh 2.0 là những trang Web được xây dựng với nhiều hai mục đích chính: quảng bá thương hiệu và hỗ trợ tối ưu SEO.

Về bản chất, web vệ tinh buộc phải có nội dung liên quan đến trang web chính của doanh nghiệp. Cùng với đó, nó nên được cập nhật những bài viết, cũng cần được tối ưu thứ hạng từ khóa để kéo traffic, lan tỏa thương hiệu. Qua đó thúc đẩy SEO cho Website chính thông qua liên kết ngược và những tín hiệu.
Trang web vệ tinh có thể tương tự các trang Web được xây dựng trên Hosting & Domain trả phí. Nhưng nó cũng có thể là những nền tảng hỗ trợ miễn phí.
Tham khảo: Những kiến thức cần biết về Offpage SEO
Top 8 nền tảng xây dựng Website vệ tinh 2022
Tất nhiên, nếu có đủ ngân sách thì việc xây dựng hệ thống site 2.0 trên hosting & domain trả phí sẽ tốt hơn rất nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng tùy biến, thiết kế tùy theo nhu cầu sử dụng. Điều này được xem là một hạn chế lớn nhất đối với các nền tảng miễn phí.
Nhưng nếu không đủ ngân sách hoặc đang tìm kiếm thêm những nền tảng xây dựng trang Web vệ tinh miễn phí để đa dạng domain, tìm kiếm thêm nhiều backlinks chất lượng hỗ trợ SEO. Thì dưới đây sẽ là một vài gợi ý các bạn có thể tham khảo:
WordPress
WordPress là một mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng trang Web phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.
Ngoại trừ là một mã nguồn giúp phát triển trang Web trên Hosting & Domain riêng. Thì nền tảng này còn cho phép xây dựng những Website hoàn toàn miễn phí. Nó cung cấp một không gian lưu trữ và một tên miền mà chúng ta không cần phải mất đi chi phí.

Trong số các nền tảng xây dựng Website vệ tinh dạng miễn phí hiện nay. Có lẻ WordPress.com đang là một trong số những cái tên đáng dùng bậc nhất.
Chúng ta có thể lựa chọn giao diện ( kho miễn phí ), tên miền ( có đuôi .wordpress ). Khá dễ dàng trong việc tùy biến và quản lý nội dung. Ngoài ra thì bài viết/nội dung trên các trang Web này có khả năng index khá tốt. Đương nhiên là một phần, nó hỗ trợ chúng ta xác minh Google Search Console.
Tham khảo: WordPress và những lợi ích khi xây dựng trang Web WordPress
Blogger
Đây là một sản phẩm của Google. Thời điểm trước đây thì nền tảng này được sử dụng khá phổ biến. Hiện nay thì do việc xây dựng một trang Web hoàn thiện không phải tốn quá nhiều chi phí. Do đó, nó không còn được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, với SEO thì nó ít nhiều vẫn có những tác dụng nhất định dựa vào cách mà bạn sử dụng.

Blogger cũng tương tự WordPress, các bạn sẽ được cung cấp một kho lưu trữ dữ liệu và một tên miền tùy chọn ( đuôi blogspot.com ). Việc tùy biến trên nền tảng này có vẻ sẽ phức tạp hơn một chút. Trường hợp không cần đến sự chuyên nghiệp thì mặc định của các giao diện có sẵn cũng có thể được cân nhắc giữ nguyên.
Google Site
Điểm hạn chế lớn nhất của Google Site ở thời điểm hiện tại có lẻ đến từ khả năng lập chỉ mục của nó không thực sự ấn tượng.
Tuy nhiên, nếu nội dung đủ chất lượng hoặc nó nhận được nhiều hơn những tín hiệu từ bên ngoài. Thì đây vẫn là một nền tảng xây dựng trang Web vệ tinh đáng dùng ở thời điểm hiện tại.

Giao diện Google Site không cung cấp quá nhiều những nội dung tùy biến. Tuy nhiên, ở mức cơ bản chúng ta vẫn có thể tạo ra được một Website hoàn chỉnh.
Wix
Cũng là một nền tảng xây dựng Website 2.0 miễn phí khá đáng dùng. Wix mang đến một bộ công cụ cho phép tùy biến trang Web cực kỳ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điều này vô tình làm nó trở nên khó dùng hơn rất nhiều so với những WordPress, Blogger hay Google Site.

Xét về khả năng lập chỉ mục và hỗ trợ SEO. Những trang Web miễn phí được xây dựng từ Wix thực tế khó có thể so sánh với những cái tên được đề cập ở trên. Tuy nhiên, việc vướng phải những hạn chế bởi các nền tảng này là điều cũng không quá khó hiểu.
Webflow
Cách xây dựng một trang Web 2.0 miễn phí trên nền tảng Webflow có vẻ cũng hơi rắc rối tương tự Wix. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân mình đánh giá tốt hơn rất nhiều về khả năng hỗ trợ SEO. Thậm chí, nó hoàn toàn có thể tự tin đua TOP với những Website chính khác trên SERPs nếu được tối ưu tốt.

Một điểm mình nhận thấy ở các site vệ tinh trên nền tảng này thường rất khó để phát triển. Khả năng index bài viết/trang… của Webflow tỏ ra khá phập phù. Do đó, nếu đã có công xây dựng một trang Web thực sự chuyên nghiệp. Thì hãy phát triển nó một cách thực nghiêm túc vì thời gian đầu sẽ luôn khá chật vật.
Tumblr
Có lẻ không nhiều người làm SEO tại Việt Nam sử dụng nền tảng này. Nếu có thì thường nó chỉ được sử dụng để chia sẽ bài viết, lấy tín hiệu từ Social.

Tuy nhiên, Tumblr ngoại trừ hỗ trợ share bài viết thì nó còn cho phép chúng ta xây dựng một blog riêng. Mình đã có một bài hướng dẫn chi tiết về nền tảng này. Các bạn có thể tham khảo: Những cách lấy backlink từ Tumblr
** Đang cập nhật
Cách làm website vệ tinh phát triển bền vững
Tạo Website vệ tinh và “để xó” thì chắc chắn sẽ không mang lại bất kỳ một ý nghĩa gì. Thậm chí là việc được Google index cũng là rất khó xảy ra. Đừng quên rằng với những nền tảng free thì nó luôn tồn tại khá nhiều điểm hạn chế.
Do đó, sau khi khởi tạo, thiết kế hoàn thiện. Hãy bắt đầu phát triển nó dù ngay cả khi đó là một trang Web 2.0 được tạo ra với mục đích chính là thúc đẩy SEO cho Website đích.

Tham khảo: Checklist tối ưu SEO Offpage 2022
Dưới đây sẽ là một vài cách có thể giúp các bạn phát triển được nó:
Hãy hoàn thiện thông tin trên trang
Những nội dung trên trang ở đây chúng ta có thể kể đến như:
- Hình ảnh logo/ảnh đại diện, ảnh bìa trên trang Web ( nếu có thể )
- Phân tích về cấu trúc trang Web, những hạng mục nội dung chính của trang
- Phân cấp menu của trang Web như thế nào để hiệu quả
- Cấu hình các thẻ meta để khai báo Google Search Console/Google Analytics ( nếu có thể )
- Có thể cân nhắc liên kết với các nền tảng ( site vệ tinh 2.0 hay tài khoản mạng xã hội ) khác.
- Hoàn thiện phần trang chủ và đừng quên những liên kết về Website chính.
Thường xuyên cập nhật những bài viết, nội dung lên Website vệ tinh
Việc sáng tạo nội dung cho một trang Web 2.0 chưa bao giờ được xem là một ý tưởng hay ho với đại đa số người làm SEO.
Rất khó để có thể cân bằng được thời gian hay công sức cho Website chính và Website phụ này. Ngay cả khi doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ content riêng thì có vẻ công việc này cũng không được khuyến khích cho lắm.
Do đó, giải pháp tối ưu nhất mà các bạn có thể cân nhắc. Đó là ” xào nấu” lại các nội dung đã có trên Web chính và nhớ là đừng để nó trùng lặp quá nhiều. Mức độ unique tối thiếu nên là 80%.

Ngoài ra, nếu không đáp ứng được về bài viết. Thì chúng ta cũng có thể xen kẽ vào đó là chia sẽ các bài viết trên trang chính, hình ảnh, video… Mục đích chính là đừng để Google biết chúng ta đang “bỏ rơi” site vệ tinh này quá lâu.
Gửi sơ đồ trang Web, thông tin yêu cầu index lên Google nếu có thể
Một số nền tảng xây dựng Website vệ tinh miễn phí có cho phép chúng ta xác minh được Google Search Console. Do đó, chẳng có lý do gì để chúng ta bỏ qua bước này khi nó hoàn toàn là giải pháp giúp các nội dung trên trang được index nhanh chóng hơn.
Chia sẽ các nội dung trên Site vệ tinh lên các nền tảng Google
Hạng mục tối ưu trang Web vệ tinh này thì cũng khá đơn giản. Chúng ta có thể tạm xem đây như trang Web SEO chính cũng được.
Hãy tiến hành chia sẽ những bài viết mới lên các nền tảng Social của doanh nghiệp. Việc này ngoài giúp nó được index sớm hơn thì còn giúp tối ưu hệ thống Entity khá tốt.
Tuy nhiên, nếu là những tài khoản mạng xã hội lớn của doanh nghiệp như Facebook, Twitter… Thì chúng ta nên cân nhắc lại vì nó vô tình có thể khiến nội dung trên MXH bị loãng, kém chất lượng do chia sẽ quá nhiều và thường xuyên.
Trên đây là một số thông tin về Site vệ tinh là gì, những nền tảng xây dựng Website vệ tinh hay cách làm thế nào để phát triển được một trang Web 2.0 hiệu quả và bền vững. Hi vọng bài viết đã mang đến các bạn những nội dung thực sự hữu ích.
Mọi đóng góp cho bài viết của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết.