SEO Website Là Gì Và 7 Lợi Ích Của SEO Cho Doanh Nghiệp

SEO đã và đang trở thành một xu hướng Marketing Online được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy thì cụ thể SEO Website là gì, nghề SEO là làm gì và tại sao nó luôn tỏ ra cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trên con đường tiếp cận khách hàng tiềm năng?

Dưới đây, hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết về tối ưu SEO!

SEO Website là gì?

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization. Nó có nghĩa là tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, YandexQuy trình SEO website là tập hợp một chuỗi có trình tự những phương pháp nhằm tối ưu và cải thiện thứ hạng từ hạng từ khóa trên SERPs của website.

seo là gì
SEO là một chuỗi công việc nhằm tạo ra điểm chất lượng của Website trong mắt Google

SERPs là viết tắt của Search Engine Results Page. Đây là trang thông tin hiển thị kết quả của một công cụ tìm kiếm ( thường là Google ) sau khi người dùng thực hiện truy vấn với một từ khóa nào đó.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì SEO giúp từ khóa ( sản phẩm/dịch vụ ) của một Website lên Top sau khi người dùng thực hiện tìm kiếm trên Google với từ khóa đó.

Ví dụ:

Bạn cần mua iPhone 13 Pro Max và tìm kiếm từ khóa “iPhone 13 Pro Max” trên Google. Lúc này SEO giúp Website của bạn vượt qua hàng nghìn đối thủ ( Website khác ) để đứng ở vị trí cao trên bảng xếp hạng được Google trả về.

Tóm lại, SEO Website là tập hợp những công việc tối ưu trang Web. Nó giúp thúc đẩy thứ hạng của các từ khóa (đại diện cho sản phẩm/dịch vụ, tin tức) trên Website đạt thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm.

SEO và SEM khác nhau như thế nào?

Về cơ bản, SEO và SEM đều là những những kênh Marketing giúp tăng khả năng hiển thị của Website trên các công cụ tìm kiếm như Google. Tuy nhiên, bản chất, cách hoạt động của hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Phân biệt SEO và SEM như sau:

  • SEO (Search Engine Optimization) là hình thức thúc đẩy thứ hạng từ khóa và không tốn phí dựa trên lượt hiển thị hay lượt click
  • SEM (Search Engine Marketing) là hình thức quảng cáo có trả phí, tức là chúng ta sẽ mất phí (giá thầu) khi xuất hiện lượt click.

Trên thực tế, SEO là một nhánh trong SEM cùng với PPC (Pay-Per-Click).

seo và sem khác nhau như thế nào
SEO là kết quả trả phí còn SEM là kết quả trả phí

Hiểu một cách đơn giản nhất thì SEO là chiến lược quảng cáo không trả phí còn SEM là chiến lược có trả phí dựa trên lượt click vào kết quả.

Cả hai đều có những ưu nhược điểm riêng và là một phần không thể thiếu trong các chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn tại đây: Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên SEO hay quảng cáo Google Adwords.

7 lợi ích của SEO cho doanh nghiệp

tầm quan trọng của seo với doanh nghiệp
SEO là con đường dài hạn mà các doanh nghiệp nên cân nhắc

SEO không phải là tất cả những gì liên quan đến Marketing mà những doanh nghiệp có thể thực hiện. Nhưng, đây lại là một trong những bước đi thông minh mang tính bền vững nhất cho sự phát triển lâu dài của mọi doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay.

Tại sao?

  • SEO Marketing hoàn toàn miễn phí
  • Kết quả SEO mang tính ổn định, lâu dài
  • SEO nâng cao trải nghiệm của người dùng trên Website
  • Giúp Website tăng mạnh traffic tự nhiên và tỉ lệ chuyển đổi
  • SEO tổng thể giúp thương hiệu lan tỏa mạnh mẽ trên Internet
  • SEO Marketing giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ

Cùng đi sâu vào chi tiết ngay dưới đây!

Tham khảo: Top 6 kênh Marketing phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ

SEO Marketing là giải pháp miễn phí

Khác với các kênh quảng cáo trả tiền khác như Google, Facebook Adwords hay Email Marketing. SEO Website gần như không tốn bất kỳ một chi phí vận hành nào đáng kể ngoại trừ chi phí cho dịch vụ SEO từ Agency hoặc nhân viên SEO chính thức của doanh nghiệp.

Như vậy trước mắt, SEO là một kênh Marketing Online có khả năng tiết kiệm chi phí khá tốt cho doanh nghiệp.

Kết quả SEO mang tính ổn định

Một ưu điểm khác của SEO so với các kênh quảng cáo trả tiền.

Với các chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải mất ngân sách liên tục dựa trên lượt click/tiếp cận của khách hàng tiềm năng. Ngay sau khi hết ngân sách thì nội dung quảng cáo sẽ không còn được hiển thị.

Kết quả SEO mang tính ổn định
SEO mang tính bền vững hơn so với các giải pháp quảng cáo trả tiền

Với SEO Website, kết quả SEO là mang tính bền vững cao. Nó không mất chi phí duy trì, phí vận hành để được hiển thị và tiếp cận khách hàng. Sau khi từ khóa đã lên Top Google và nếu cách làm SEO phù hợp. Nó hoàn toàn có thể giữ vị trí hoặc chỉ dao động nhẹ trong một thời gian rất dài.

SEO giúp tăng traffic và tỉ lệ chuyển đổi

Đích đến chung của các chiến dịch SEO thường vẫn là tỉ lệ chuyển đổi. Và để khách hàng có thể đưa ra quyết định lựa chọn. Thì buộc họ phải có đủ nhận thức, đủ niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ do chúng ta cung cấp.

Nhưng trước khi nói đến điều đó. Thì buộc Website phải mang về những lượt traffic thực từ các khách hàng tiềm năng.

SEO, bộ từ khóa và những kỹ năng chuyên môn sẽ giải quyết vấn đề.

SEO nâng cao trải nghiệm khách hàng

Ngoại trừ một số sản phẩm có giá trị thấp, mang tính xu hướng. Thì đa phần việc sử dụng những sản phẩm/dịch vụ khác thông qua Website chính thức của doanh nghiệp sẽ mang đến những sự yên tâm và trải nghiệm tốt hơn so với Fanpage Facebook, Tiktok hay các nền tảng thương mại điện tử.

Ngoài ra, một trong những hạng mục công việc của SEO. Đó là yêu cầu chỉnh sửa giao diện, chức năng trên trang Web sao cho nó đáp ứng một cách tốt nhất, trải nghiệm đảm bảo nhất hành trình của khách hàng.

Như vậy SEO sẽ giúp Website doanh nghiệp trở nên hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn và nâng cao khả năng chuyển đổi.

Lan tỏa sức mạnh thương hiệu trên Internet

Không sai khi cho rằng SEO Website đang là một trong những giải pháp định hình thương hiệu tốt nhất hiện nay.

Chỉ với một dịch vụ/sản phẩm nào đó. Chúng ta phải có đến hàng nghìn từ khóa khác nhau được khách hàng tiềm năng nghĩ đến. Đó là chưa kể đến những từ khóa mang tính chất đánh giá, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng… Chắc chắn, một doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể đủ ngân sách để kéo traffic về Website từ tất cả các nhóm từ khóa này thông qua quảng cáo. Nhưng với SEO thì hoàn toàn có thể.

Lan tỏa sức mạnh thương hiệu trên Internet
Phủ được thông tin doanh nghiệp trên Google là một tiêu chí đánh giá SEO

Ví dụ:

Khách hàng có nhu cầu mua iPhone 13 Pro Max. Sẽ có một số người tìm hiểu về cấu hình, chức năng, đánh giá chụp ảnh, đánh giá chơi game, chất lượng màn hình hay so sánh với iPhone 12 Pro Max…

Với SEO, ngay khi khách hàng tìm kiếm bất kỳ một thông tin nào liên quan. Website của doanh nghiệp đều có thể sẽ xuất hiện. Điều này sẽ giúp thương hiệu của chúng ta được định hình một cách cực kỳ mạnh mẽ.

Cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu lớn

Chúng ta có thể thua thiệt về quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm trong ngành hay cả những chính sách.. Những với SEO, ngay khi bạn xuất hiện phía trên những đối thủ là các “ông lớn” trong ngành. Bạn hoàn toàn có thể trở thành sự lựa chọn nếu mang đến một trải nghiệm đủ tốt cho khách hàng.

SEO Website phù hợp với những doanh nghiệp nào?

SEO Web đang là một trong những kênh marketing phổ biến bậc nhất hiện nay. Đây cũng là một trong những kênh phù hợp bậc nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều kiện cần có để tiến hành SEO chỉ là một trang Web, một chuyên viên, freelancer hay một dịch vụ với kỹ năng tốt, chiến lược bền vững. Doanh nghiệp không phải mất quá nhiều chi phí như các chiến dịch quảng cáo trả tiền.

SEO thường phù hợp với đa phần các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Ngoại trừ những sản phẩm, dịch vụ mang tính thời vụ, không cần một chiến lược phát triển lâu dài.

Các trường phái SEO cơ bản

Hiện nay chúng ta có 3 trường phái SEO phổ biến nhất. Mỗi trường phái đại diện cho một phương thức và tư duy SEO hoàn toàn khác biệt. Tất nhiên, nó sẽ luôn mang đến những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể, 3 trường phái SEO chính gồm:

  • SEO mũ đen
  • SEO mũ trắng
  • SEO mũ xám

Vậy thì thế nào là SEO mũ đen – mũ trắng hay mũ xám? Ưu nhược điểm của mỗi trường phái là gì? Hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết

SEO mũ trắng là gì?

SEO mũ trắng hay White hat SEO là quá trình xây dựng và triển khai SEO dựa trên những kỹ thuật tối ưu được Google công nhận. Ở trường phái SEO này, các SEOer sẽ phải đặt người dùng lên đầu. Họ sẽ tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu của người dùng vốn là tiêu chí đánh giá chính của Google

seo mũ trắng là gì
SEO mũ trắng là trường phái SEO đi theo quy luật của Google

Công việc của SEO mũ trắng

  • Phân tích từ khóa tiềm năng và sáng tạo nội dung hướng đến người dùng
  • Xây dựng chiến lược điều hướng link nội bộ giúp giảm tỉ lệ thoát và tăng thời gian Onsite
  • Tạo dựng hệ thống Social, Forum, Website vệ tinh, Guest Post… chất lượng
  • Loại bỏ hoặc hạn chế triệt để giải pháp bắn backlink tràn lan
  • Không tối ưu website, từ khóa một cách quá đà…

Ưu điểm khi áp dụng SEO mũ trắng

Đầu tiên, đó là những giá trị thật. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản. Tất cả lượng truy cập của trang web đều đến từ chính những người dùng thật; Thời gian Onsite, tỉ lệ Bounce thấp chứng tỏ nội dung trên website của tôi đủ tốt, đủ chất lượng và có tầm ảnh hưởng đến người dùng.

Tiếp theo, là sự bền vững. Đối với hình thức SEO này, thường tiến trình phát triển về từ khóa sẽ chậm hơn khá nhiều so với hình thức Black hat. Tuy nhiên, nếu SEOer đủ khả năng mang từ khóa lên TOP. Thì nó sẽ trở nên tương đối bền vững. ( Tất nhiên, thời gian trụ TOP còn phụ thuộc nhiều vào mức độ cạnh tranh của từ khóa )

Cuối cùng là mức độ lan truyền. Đây là hình thức SEO của các chiến dịch tổng thể. Tức là nó sẽ tập trung nhiều vào nội dung ( content ). Do đó, mức độ lan truyền theo từ khóa sẽ tương đối lớn chứ không chỉ tập trung vào mỗi từ khóa chính. Tất nhiên, từ đó mà lưu lượng traffic thật vào website cũng tăng lên và kéo theo sự đi xuống của CTR ( bình thường )

Nhược điểm khi áp dụng SEO mũ trắng

  • Thời gian leo TOP của từ khóa chính sẽ tương đối chậm. Bù lại, những từ khóa LSI, Phantom Keyword hay các từ khóa dài sẽ lên trước.
  • Tốn chi phí cho đội ngũ Content, các hệ thống, tài nguyên SEO

SEO mũ đen là gì?

Black hat SEO sử dụng nhiều các thủ thuật nhằm qua mặt Google. Ở đây, thứ hạng từ khóa mới chính là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Các chuyên viên SEO sẽ phải làm mọi cách để đẩy TOP chứ không phải là mang đến những giá trị cho người dùng. Hình thức SEO này hiện không được áp dụng nhiều do sự xuất hiện của hàng loạt các thuật toán.

seo mũ đen là gì
SEO mũ đen là một chuỗi những công việc “bất hợp pháp” trong mắt Google

Công việc của SEO mũ đen

  • Tham khảo và tìm hiểu chi tiết các thủ thuật lách luật Google
  • Ăn cắp nội dung, spin bài viết và sao chép tràn lan từ nhiều nguồn
  • Áp dụng các thủ thuật tăng traffic ảo, tăng thời gian Onsite, giảm Bounce Rate, bắn backlinks
  • Tìm kiếm càng nhiều càng tốt các nguồn Backlinks, Guest Post… Và không quan tâm đến chất lượng, điểm đánh giá từ Google.
bị đối thủ bắn backlinks xấu
Checklist mũ đen có một khái niệm quen thuộc mang tên “bắn Backlinks cho đối thủ”

Ưu điểm khi áp dụng SEO mũ đen

Đầu tiên, đó là mức độ tăng trưởng thứ hạng từ khóa tương đối nhanh. Đây cũng là lý do mà nhiều dự án SEO thời vụ thường hay áp dụng.

Tiếp theo, là SEOer đỡ tốn sức hơn. Gần như hơn 80% thao tác đều được thực hiện thông qua các bộ tool. Nhiều quá trình diễn ra một cách tự động và SEOer đơn giản chỉ là điều khiển nó. Ngoài ra, thậm chí SEOer còn không cần đến việc phải lên kế hoạch công việc, plan content, sơ đồ Internal hay chiến dịch Link-building…

Tốn ít tài nguyên và chi phí hơn. Khi một dự án SEO không chú trọng nhiều vào Content. Thì thường nhiệm vụ sáng tạo một vài nội dung cơ bản sẽ được giao luôn cho SEOer. Từ đó chi phí dành cho đội ngũ Content sẽ được cắt giảm

Nhược điểm khi áp dụng SEO mũ đen

  • Không duy trì được thứ hạng từ khóa lâu
  • Thường xuyên bị Google dòm ngó và chờ đợi thời cơ “trảm”
  • Thiếu các nội dung cần thiết và có ích cho người dùng
hậu quả của SEO mũ đen
Website SEO mũ đen chắc chắn sẽ có một ngày bị Google trừng phạt

Để hiểu rõ hơn về hai trường phái đối lập này thì các bạn có thể tham khảo: SEO mũ trắng và SEO mũ đen

SEO mũ xám là gì?

Grey hat SEO là quá trình triển khai song song của các kỹ thuật White + Black hat

Tham khảo: Những lưu ý khi thuê SEO Website

Thuật toán cốt lõi: Những rào cản vô hình của một chiến dịch SEO

Ngoài một số thuật toán nhỏ được Google cập nhật thường xuyên. Thì đây là những thuật toán SEO cốt lõi mà bắt buộc người làm SEO phải nhớ nếu không muốn bị “tuýt còi”

  • Thuật toán Panda ( liên quan đến nội dung chất lượng )
  • Thuật toán Penguin ( liên quan đến Backlinks chất lượng )
  • Thuật toán Pigeon ( liên quan đến vị trí và những yếu tố ảnh hưởng đến Entity Building sau này )
  • Thuật toán HummingBird (Chim ruồi) ( liên quan đến các từ khóa theo ngữ nghĩa )
  • Thuật toán Pirate ( liên quan đến trang web thường xuyên chứa nội dung có bản quyền )
  • Thuật toán Fred ( liên quan đến trang web chứa nhiều quảng cáo )
  • Thuật toán RankBrain ( liên quan đến từ khóa dựa theo ý định của người dùng, áp dụng trí tuệ nhân tạo )
thuật toán seo là gì
Thuật toán Google – những rào cản vô hình trên con đường đua TOP

Thuật toán Panda

Đây là thuật toán đánh mạnh vào chất lượng nội dung của trang. Trải nghiệm người dùng đang là một trong những yếu tố cốt lõi của việc xếp hạng. Do đó, đây chắc chắn là một thuật toán tìm kiếm cực kỳ quan trọng.

Google Panda sẽ “dòm ngó” những trang Web có nội dung không đủ chất lượng, độ chuyên sâu, nội dung trùng lặp, nội dung mỏng… Tóm lại là những dạng nội dung mà các công cụ tìm kiếm cho rằng nó không đủ tiêu chuẩn đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.

Thuật toán Penguin

Nếu như Panda tập trung vào nội dung của trang. Thì Google Penguin là thuật toán SEO tập trung vào chất lượng liên kết. Những hình thức cố gắng thao túng thứ hạng từ khóa thông qua spam liên kết, backlinks ngược kém chất lượng, không tự nhiên hay thậm chí là nhồi nhét từ khóa đều có khả năng bị ảnh hưởng.

thuật toán penguin
Penguin là một thuật toán rất quan trọng trong SEO

Rõ ràng là chất lượng liên kết mới là thứ được đặt lên hàng đầu. Nó không phải là việc chúng ta phải kéo về 10 hay 100 liên kết mỗi ngày. Mà đơn giản, 1 liên kết chất lượng hoàn toàn có thể mang về giá trị gấp 1000 lần liên kết không chất lượng. Do đó, hãy hạn chế những hình thức spam nhằm thao túng thứ hạng.

Thuật toán Pegion

Trên thực tế, Google Pegion là tên được những chuyên gia của Search Engine Land đặt ra cho thuật toán này. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Pegion là một thuật toán được xây dựng nhằm xử lý các yếu tố xếp hạng liên quan đến tìm kiếm theo địa phương.

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của SEO Local là rất lớn. Nó ảnh hưởng không ít đến các chiến dịch SEO tổng thể hay xa hơn là doanh thu của doanh nghiệp. Số lượng người dùng tìm kiếm theo địa phương luôn là rất cao. Do đó, việc tập trung vào thuật toán này, tránh bị phạt là điều tương đối quan trọng.

Thuật toán Hummingbird

Hummingbird cũng là một thuật toán cốt lõi trong SEO. Thuật toán này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được rõ hơn mục đích tìm kiếm của người dùng. Không quan trọng phải chính xác từ khóa SEO được tối ưu. Google hoàn toàn có thể hiểu được những từ khóa liên quan. Từ đó đưa ra được những kết quả phù hợp nhất với mục đích.

thuật toán google hummingbird
Hummingbird là một thuật toán giúp Google hiểu sâu hơn mục đích tìm kiếm

Thuật toán Hummingbird (chim ruồi) này giảm sự phụ thuộc vào các từ khóa chính. Qua đó giúp hạn chế tình trạng cố gắng tối ưu quá đà có thể gây ra những vấn đề không mong muốn.

Thuật toán RankBrain

Là một thuật toán được phát triển trên nền tảng AI và nhiệm vụ của nó là phân loại kết quả tìm kiếm nhằm đáp ứng tốt nhất mục đích tìm kiếm của người dùng. Đây cũng là một trong những thuật toán SEO cốt lõi, nó cực kỳ quan trọng.

Tìm hiểu SEO Onpage và SEO Offpage

Là những khái niệm cơ bản mà mọi SEOer buộc phải biết. Onpage và Offpage là 2 trong số những quy trình bắt buộc của mọi chiến dịch. Từ SEO Website tổng thể, SEO từ khóa, SEO Local đến cả khái niệm SEO Entity sau này.

SEO Onpage – kỹ thuật tối ưu nền tảng

Hiểu đơn giản, Onpage là những công việc liên quan đến quá trình tối ưu Website cần thực hiện SEO. Tức là SEOer phải biết cách làm thế nào để khiến Website trở nên đáng chú ý nhất trong mắt Google

Những hạng mục SEO Onpage chính có thể kể ra như tốc độ load web ( page speed ); tính thân thiện trên di động ( Mobile Friendly ); cấu trúc URL; thẻ Tittle; Meta Description….

Tham khảo: SEO Onpage gồm các công việc gì?

tối ưu pagespeed insight
Tốc độ load web là một trong những hạng mục Onpage quan trọng nhất

SEO Offpage – kỹ thuật nâng cao chất lượng Website từ tín hiệu bên ngoài

Đối lập với SEO Onpage, SEO Offpage là chuỗi ít hơn những hạng mục công việc được thực hiện bên ngoài Website cần SEO. Nói một cách dễ hiểu, đây là quá trình tạo ra sợi dây kết nối với các tín hiệu bên ngoài ( Backlinks ). Nguồn backlinks có thể đến từ Website khác, MXH, Profile, Comment… về Website đích

thế nào là backlinks chất lượng
Cùng chủ đề là một trong những tiêu chí đánh giá Backlinks chất lượng

Thông thường, SEO Offpage không có quá nhiều hạng mục công việc. Checklist của đa phần SEOer ở giai đoạn này là thực hiện lặp đi lặp lại những hạng mục công việc đó một cách hợp lý nhất trong mắt Google

Tham khảo: SEO Offpage là làm những gì?

Công việc của nhân viên SEO là làm gì?

Thông thường, những bạn SEOer mới bước chân vào nghề sẽ đôi lần vướng phải những thắc mắc này. Tất nhiên, sẽ có những quan điểm cũng như checklist công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy thì nghề SEO là làm gì mỗi ngay?

Dưới đây là một số công việc cơ bản trong ngày của nhân viên SEO:

  • Đọc báo, lướt Facebook – Twitter, cập nhật thông tin
  • Check thứ hạng bộ từ khóa SEO
  • Kiểm tra đối thủ đang làm gì
  • Check Ahrefs – Google Search Console – Google Analytics để kiểm tra các vấn đề phát sinh trên website ( nếu có )
  • Cập nhật bài viết mới lên website ( tự viết hoặc nhận bài từ đội ngũ Content )
  • Share bài viết lên Google My Business và các trang MXH phổ biến
  • Xây dựng backlink chất lượng về website/trang đích
công việc seo hàng ngày của seoer là gì
Checklist SEO hàng ngày của SEOer thường không có nhiều sự khác biệt

Hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết!

Đọc báo, lướt Facebook – Twitter, cập nhật thông tin mới từ Google

Gần như 100% anh em SEOer mới vào nghề sẽ không quan tâm đến giai đoạn này.

Một số quan điểm cho rằng nó không quan trọng. Số khác thích thú hơn với việc đi theo một lối mòn duy nhất. Nhưng hãy đừng quên, SEO Google là bạn đang làm việc dựa trên các nền tảng của họ ( chính xác là bộ máy tìm kiếm ). Vậy nên, việc bạn buộc phải đáp ứng và thích nghi với những tiêu chí được Google cập nhật liên tục mỗi ngày là điều hết sức cần thiết.

cập nhật kiến thức SEO
Cập nhật kiến thức SEO mỗi ngày là một công việc hết sức quan trọng

Các bạn hoàn toàn có thể update những kiến thức SEO mới. Cũng như những bản cập nhật đến từ Google thông qua 2 cách:

  • Chờ đợi thông tin được public trên những Group SEO trên Facebook, blog cá nhân/ Agency/ doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhưng ở hướng này, bạn sẽ mãi là người đến sau và việc bạn phát minh, dẫn đầu cho một xu thế nào đó, gần như là bất khả thi.
  • Chủ động cập nhật thông tin từ chính Google hoặc các nguồn uy tín từ nước ngoài.( MXH Twitter và các blog cá nhân của các chuyên gia SEO “máu mặt” ).

Những nguồn cập nhật kiến thức SEO mới nhất mình sẽ đề cập ở các nội dung phía dưới của bài viết này nhé!

Check thứ hạng bộ từ khóa SEO

Thứ hạng từ khóa là một trong những đích đến cuối cùng của một SEOer. Rõ ràng, việc theo dõi biến động của từ khóa là một trong những công việc mà tất cả người làm SEO phải thực hiện mỗi ngày

kiểm tra thứ hạng từ khóa seo mỗi ngày
Kiểm tra biến động từ khóa và đưa ra hướng xử lý nếu có vấn đề

Phân tích sự biến động, theo dõi sự lên xuống bất thường / bình thường… Từ đó có thể đưa ra được những hướng đi, cách xử lý kế tiếp sao cho phù hợp nhất

Kiểm tra đối thủ đang làm gì

Việc phân tích đối thủ luôn nằm trong bộ công việc cơ bản của một SEOer. Và tất nhiên, khi tiếp nhận một dự án dù là ở Agency hay Client. Bạn đều sẽ phải kiểm tra được những gì mà đối thủ đang làm và đã làm được…

Vậy thì làm thế nào để check được những gì mà đối thủ đang có?

Câu trả lời đến từ Ahrefs – công cụ siêu năng này sẽ giúp bạn tất cả mọi thứ trong quá trình phân tích đối thủ SEO

kiểm tra đối thủ với Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ kiểm tra đối thủ tốt nhất hiện nay

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn chỉ cần phân tích đối thủ 1 lần duy nhất khi tiếp nhận dự án. Hãy tự đặt ra vấn đề như sau:

Dự án B là đối thủ SEO của A, ngày 15/7/2020 thứ hạng từ khóa “dịch vụ SEO Website” của A là 10, của B là 15.

Bất ngờ 17/7/2020, từ khóa A vẫn là 10, nhưng B đã lên 7….

WTF…. Vậy vấn đề ở đây là gì?

Tất nhiên, bạn là 1 SEOer giỏi và bạn sẽ biết cách phân tích được trong 2 ngày từ 15 – 17 hoặc trước đó một quãng ngắn… B đã làm được những gì dẫn đến sự nhảy vọt đó…

Tham khảo: Cách phân tích Website của đối thủ

Check Ahrefs – Google Search Console – Google Analytics

Đây là một số những thao tác cơ bản mà các bạn làm SEO nên thực hiện mỗi ngày với bộ 3 công cụ thần thánh nói trên:

  • Kiểm tra lượng hiển thị, lượng click, CTR và vị trí trung bình
  • Kiểm tra vấn đề liên quan đến khả năng lập chỉ mục
  • Kiểm tra lượng backlink có gì bất thường hay không ( backlink từ nguồn lạ, backlink 404 hay xuất hiện 1 lượng lớn đổ về là những vấn đề SEOer phải hết sức tỉnh táo để xử lý )
  • Kiểm tra đối thủ đã làm gì trước đó
  • Kiểm tra những mục tiêu được thiết lập trước đó trong Google Analytics….

Và một số hạng mục cần kiểm tra khác. Mỗi SEOer sẽ phải tự thiết lập một checklist khác nhau tùy theo định hướng SEO của mình.

Cập nhật bài viết mới lên website ( tự viết hoặc nhận bài từ đội ngũ Content )

Sẽ rất may mắn nếu bạn đang làm việc trong một môi trường có đội ngũ Content Marketing riêng. Lúc này bạn sẽ không phải thực hiện một trong những hạng mục công việc mà mình cho là “khó ưa” nhất khi triển khai một chiến dịch SEO, “sáng tạo content chất lượng”

viết bài content lên website
Content là linh hồn của mọi chiến dịch SEO

Công việc của bạn lúc này sẽ là nhận lại nội dung từ đội ngũ Content. Sau đó kiểm tra, và tối ưu bài viết chuẩn SEO theo đúng định hướng

Share bài viết lên Google My Business và các trang MXH phổ biến

Bạn sẽ phí phạm một nguồn tài nguyên cực lớn nếu bỏ qua công đoạn này. Tất nhiên, dù gần như 100% backlinks MXH hiện tại đều là backlinks nofollow. Nhưng chắc chắn, những Facebook, Twitter, Linkedin, Reddit… vẫn mang đến những tín hiệu khá tích cực cho chiến dịch SEO của bạn.

share bài lên Google My Business
Google My Business là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch SEO

Tiếp theo là Google My Business ( GMB ), tại đây các bạn có thể share bài viết và kéo một nguồn backlinks khá chất lượng về website.

“Content is King” – “Backlink is Queen”

Định luật này sẽ không sai trong nhiều năm tới. Rõ ràng, gần như đa số những bản cập nhật lớn gần đây của Google đều nhắm thẳng vào Content.

Về phần Backlinks, đến ngay thời điểm hiện tại nó vẫn đang là một phần không thể thiếu trong mọi dự án SEO. Khoảng 2019 đầu 2020, thế giới SEO tại Việt Nam rộ lên một số trào lưu SEO không backlinks. Song, theo một số quan điểm, test case thực tế từ một số anh lớn trong ngành thì xác suất thành công của dự án là cực thấp.

Tham khảo: Top những nguồn lấy backlinks chất lượng cho SEO

Bộ công cụ SEO cần thiết của một chuyên viên

bộ công cụ SEO là gì
Đâu là những công cụ cần thiết nhất cho một SEOer chuyên nghiệp?

Có hàng nghìn cái tên lớn nhỏ chúng ta có thể tìm thấy trên bản đồ công cụ SEO Website hiện nay. Mỗi công cụ sẽ thực hiện một hoặc vài nhóm chức năng khác nhau. Dưới đây là danh sách 9 công cụ SEO cơ bản và phổ biến nhất mà mọi SEOer buộc phải biết cách sử dụng:

  • Ahrefs
  • Moz
  • Semrush
  • Screaming Frog
  • Seo Quake
  • Google Analytics
  • Google Search Console
  • Keywordtool.io
  • Google Keyword Planner

Nếu nắm vững cách sử dụng các công cụ trên đây. Bạn cơ bản đã có thể tự tin triển khai dự án SEO của mình một cách suông sẽ. Phần còn lại thuộc về chiến lược và tư duy của mỗi cá nhân. Dù vậy, trong một số trường hợp nhất định. Bạn buộc sẽ phải cần đến một số những công cụ khác. Nếu các bạn cần tham khảo tất cả những công cụ tối ưu nhất theo từng nhóm chức năng ( Audit Website, Onpage, Backlinks, đối thủ… ) có thể tham khảo chi tiết các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Các bạn có thể tham khảo cách sử dụng các công cụ quan trọng cho SEO tại đây: https://awseo.asia/cong-cu-seo/

Một số nguồn cập nhật thông tin SEO mới nhất từ nước ngoài

Đang update

Trên đây là một số thông tin về khái niệm SEO Website là gì và tất cả những gì cần biết về kênh Marketing quan trọng này. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin cần thiết. Mọi đóng góp cho bài viết của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết!

AWSEO - GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ DOANH NGHIỆP

Địa chỉ: 312 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, TPHCM

Hotline/Zalo: 0937513556

Website: https://awseo.asia/

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt bình chọn: 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top