SEO Onpage gồm những công việc gì? Một checklist hoàn chỉnh làm thế nào để có thể tối ưu Onpage một Website chuẩn nhất trong mắt Google ở năm 2023?
Hãy cùng AWSEO tìm hiểu ngay về tất cả những gì bạn cần biết về quá trình xây dựng bước đầu của một chiến dịch SEO – giai đoạn Onpage SEO
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa Website sao cho phù hợp nhất với tiêu chí xếp hạng của Google và trải nghiệm của người dùng. On-page tối ưu cả nội dung, cấu hình lẫn các thẻ, lệnh HTML của mã nguồn Website.

Hiểu một cách đơn giản, tối ưu Onpage là công đoạn thực hiện một loạt những công việc trực tiếp trên Website cần SEO. Và đích đến cuối cùng của việc tối ưu này là giúp Website đích trở nên tối ưu nhất có thể trong mắt Google
Những thuật toán khiến việc đánh giá xếp hạng của Google liên tục thay đổi. Kéo theo đó là sự xuất hiện liên tục của những tiêu chí mà Website phải đáp ứng. Nếu như trước đây, SEO Onpage cơ bản chỉ là tối ưu thẻ Meta/Tittle; mật độ từ khóa hay tốc độ load web… Thì dần dần những vấn đề liên quan đến chất lượng nội dung hay Technical SEO như Core Web Vitals chẳng hạn liên tiếp xuất hiện và kéo theo một loạt hạng mục Onpage khác.
SEO Onpage quan trọng như thế nào?
Vậy thì câu hỏi đặt ra là quá trình tối ưu Onpage có thật sự quan trọng? Và nếu không tối ưu Onpage thì sẽ có những ảnh hưởng gì đến SEO Website cũng như chiến dịch Marketing tổng thể?
Tại sao Onpage cực kỳ quan trọng với SEO?
Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Onpage tương tự lớp nền, móng, vật liệu xây dựng hay những cột bê tông của một căn nhà. Việc tập trung quá nhiều vào phần nội thất, kiến trúc hay số tầng lầu ( Offpage ) trong khi bản chất Onpage đã lỏng lẻo ngay từ đầu sẽ chẳng thể giúp cho căn nhà được hoàn thiện một cách chất lượng nhất
Tương tự, Google sẽ không thể đánh giá quá cao chất lượng của một trang Web.Khi tốc độ load web quá chậm, không có mô tả, tiêu đề, không thân thiện trên thiết bị di động hay dữ liệu có cấu trúc không đủ tiêu chuẩn…. Nếu bạn đang triển khai một chiến dịch SEO… Và việc bạn cố gắng kéo về hàng nghìn backlinks chất lượng khả năng cao cũng sẽ không có quá nhiều tác dụng nếu điểm Onpage của Website đang quá tệ trong mắt Google
Onpage là nền tảng của một Website chuyên nghiệp
Không sai khi cho rằng Onpage là điều kiện tiên quyết để bắt đầu vận hành một Website cũng như mang nó đi quảng bá với cộng đồng mạng. Nếu, bạn hay doanh nghiệp của bạn đang không quá đặt nặng công đoạn này. Thì rõ ràng, bạn đã đi sau nhóm đối thủ của mình một bước trong việc tiếp cận nguồn khách hàng 4.0
- Onpage là điều kiện bắt buộc để SEO Website
- Quá trình Onpage mang đến trải nghiệm người dùng; tối ưu tỉ lệ chuyển đổi và nhiều thứ khác

Tại sao Onpage là điều kiện bắt buộc để SEO Website?
Onpage là một trong những giai đoạn bắt buộc khi tiến hành triển khai SEO từ khóa cho một Website bất kỳ
100% bạn sẽ thất bại trong một chiến dịch SEO, nếu quá trình Onpage không đạt tiêu chuẩn xếp hạng của Google hoặc Website của bạn đang tỏ ra thua kém đối thủ quá nhiều về mức độ tối ưu Website chuẩn SEO. Thậm chí ngay cả một dự án SEO mũ đen. Thì việc tối ưu Onpage cũng tỏ ra vô cùng quan trọng.
Onpage tạo hứng thú trải nghiệm nội dung trên website và tăng tỉ lệ chuyển đổi
Trước đây, khi thời điểm bộ máy tìm kiếm của Google còn “hoang sơ”, những hạng mục tối ưu On Site còn tỏ ra cơ bản. Ở đó, chỉ cần một nội dung được cập nhật đầy đủ và càng nhiều càng tốt số lần hiển thị từ khóa…. Nó auto sẽ lên TOP mà không cần phải quan tâm đến bất cứ điều gì khác
Tuy nhiên, ngay ở thời điểm hiện tại, việc tối ưu Meta/Title/Keyword, Page Speed hay Mobile Friendly cũng đơn giản chỉ là những thứ căn bản nhất. Mà đó, còn là cả “sân chơi” của sự trải nghiệm…
Đó là cách bố trí nội dung trên trang, cách tạo ra sự tương tác, trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Thậm chí ngay cả khi các nội dung, câu chữ, hình ảnh… được sắp xếp quá gần nhau trên một trang. Thì có vẻ như đó cũng là một điểm trừ trong mắt Google…
Một Website có giao diện đẹp, nội dung tốt sẽ nâng cao trải nghiệm của người dùng trên Web. Từ đó kéo theo tỉ lệ chuyển đổi và một số lợi ích khác. Bouce Rate ( tỉ lệ thoát trang ) là một ví dụ điển hình…
TOP 20+ Công Việc Onpage Chuẩn Nhất 2023
Năm 2023 đánh dấu nhiều sự cải tiến của Google về việc đánh giá xếp hạng những Website có điểm chất lượng Onpage tốt. Ngoài việc xây dựng nội dung chất lượng. Cộng đồng SEOer còn chứng kiến những bản cập nhật liên quan đến việc tối ưu trải nghiệm của người dùng trên Website…

Dù vậy, những nội dung cũ đã tồn tại trước đây cũng là những hạng mục mà một người làm SEO buộc phải nắm vững để có thể xây dựng một trang Web với điểm chất lượng On-site hoàn thiện nhất.
Vậy thì cụ thể, SEO Onpage gồm các công việc gì? Dưới đây là checklist công việc chuẩn 2023:
- Tối ưu thẻ tiêu đề ( title )
- Tối ưu thẻ mô tả ( meta description )
- Mật độ từ khóa
- Tối ưu URL
- Tối ưu thẻ Heading 1 – Heading 6
- Cài đặt chứng chỉ SSL
- Tối ưu mật độ Anchor Text
- Tối ưu trải nghiệm người dùng
- Điều hướng Internal link
- Điều phối Outboud link
- Tối ưu tốc độ load web ( page speed )
- Tính thân thiện trên thiết bị di động ( mobile friendly )
- Tối ưu file Robots.txt chuẩn
- Tối ưu sơ đồ trang web ( sitemap )
- Sử dụng thẻ <strong></strong><em></em>
- Cấu hình và điều hướng link 404
- Dữ liệu có cấu trúc
- Core Web Vitals
- Meta Viewport
- Sử dụng Plugin tạo mục lục cho Website
- Tối ưu SEO hình ảnh
- Xây dựng chức năng chia sẽ lên MXH
- Độ dài bài viết
- Sử dụng LSI keyword, Semantic keyword & Phantom keyword
- Kiểm tra nội dung trùng lặp
- Tối ưu video
- Xây dựng nội dung chất lượng theo từ khóa
- Tối ưu Readability ( tính dễ đọc )
- Hạn chế tình trạng Keyword Cannibalization
- Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ sớm lên ngôi
- Favicon
Nội dung chi tiết từng hạng mục Onpage SEO nói trên sẽ được đề cập đến ngay dưới đây!
Tối ưu thẻ tiêu đề và thẻ mô tả SEO
Thẻ tiêu đề (title SEO) khác với tiêu đề của bài viết. Chúng ta có thể sử dụng tiêu đề bài viết làm tiêu đề SEO và ngược lại. Dù vậy, bản chất của chúng thì hoàn toàn khác nhau. Tiều đề bài viết thực tế là thẻ H1 còn Meta title SEO là phần tiêu đề hiển thị trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (SERPs), trên tab trình duyệt… Trong một số ít trường hợp tùy theo truy vấn của người dùng thì SERPs cũng có thể hiển thị nội dung khác với những gì chúng ta cấu hình.

Trong khi đó, thẻ mô tả bài viết hay Meta Description là đoạn nội dung dài từ 140-160 ký tự. Mục đích của nó là giúp người đọc và cả công cụ tìm kiếm (Search Engine) hiểu tóm tắt về nội dung toàn bài.
Tối ưu tiêu đề SEO và thẻ mô tả bài viết là một nội dung tối ưu SEO Onpage cực kỳ quan trọng. Nó chắc chắn là một tiêu chí xếp hạng cơ bản nhất mà tất cả đều phải biết. Cách tối ưu thế nào thì các bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn tối ưu Meta Title và Meta Description trong SEO.
Tối ưu mật độ từ khóa SEO
Mật độ từ khóa hay Keyword Density là khái niệm nói về số lần xuất hiện của từ khóa trong một bài viết, một đoạn nội dung nhất định. Nó tương ứng với tỉ lệ là bao nhiêu phần trăm trên tổng số từ của bài viết. Thông thường, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Một số cho rằng đâu đó rơi vào khoảng 2-3%, số khác cho rằng 4-5% hay thậm chí là cao hơn như vậy.
Tất nhiên, chúng ta không có bất kỳ một câu trả lời đúng sai nào ở đây. Nó đều dựa trên những trải nghiệm thực tế nhưng có thể cách triển khai, tư duy tối ưu của mỗi người sẽ mỗi khác. Từ đó kết quả SEO Onpage cũng như tiến độ lên Top cũng sẽ có ít nhiều những sự khác biệt.
Dù vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì mật độ từ khóa trong bài chỉ nên dao động từ 0.5 – 1%. Vậy thì tại sao Keyword Density lại thấp như vậy, các bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách tối ưu mật độ từ khóa trong bài viết.
URL trong SEO Onpage rất quan trọng
Tương tự như thẻ tiêu đề hay mô tả SEO thì URL (đường dẫn) của bài viết cũng cực kỳ quan trọng. Nó cũng là một trong những thứ mà các công cụ tìm kiếm có thể nhìn nhận và đánh giá chất lượng trang, tính liên quan giữa nội dung đường dẫn và nội dung bài viết.
Google và cả người dùng thực đề sẽ không thích phải click vào một liên kết “hướng dẫn” nhưng nội dung lại chỉ nói về “dịch vụ, sản phẩm”. Nó phần nào mang tính chất lừa dối người dùng nên sẽ khó có khả năng được đánh giá cao.

Trong SEO Onpage Website thì tối ưu URL cũng là một hạng mục khá cơ bản. Dù vậy, các bạn cần nắm rõ một số những tiêu chuẩn, những cách tối ưu URL thân thiện SEO để đạt hiệu quả cao nhất có thể. Trên thực tế, có không ít những dạng URL mặc định của trang Web hoàn toàn có thể gây tác động không tốt đến SEO.
Tối ưu thẻ Heading (H1 đến H6)
Thẻ Heading trong SEO cũng là một trong những hạng mục rất quan trọng cần tối ưu. Mức độ quan trọng sẽ giảm dần theo cấp thẻ từ H1 đến H6 với H1 chính là tiêu đề của bài viết/trang.
Heading ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả tìm kiếm, đặc biệt là ở các cấp thẻ cao như H1-H3. Ở một bài viết thì Heading 1 sẽ chỉ được phép xuất hiện một lần. Trong khi đó, H2 sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho cấp H1. Tiếp theo là các thẻ cấp thấp sẽ hỗ trợ nội dung cho cấp thẻ cao hơn chứa nó.
Tối ưu Heading không quá phức tạp. Mình đã có một bài viết chia sẽ khá chi tiết về nội dung này. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài hướng dẫn: Cách tối ưu Heading trong SEO.
Tối ưu mật độ Anchor Text
Trong SEO Onpage, Anchor text hay còn gọi là các văn bản neo cũng là một nội dung khá quan trọng. Đây là một khái niệm cơ bản nói về một từ, một cụm từ hay một câu chứa một liên kết có thể nhấp và chuyển sang một trang mới.
Thông thường, người làm SEO sẽ sử dụng các văn bản neo là các từ khóa cần tối ưu thứ hạng. Đó có thể là từ khóa chính, LSI, từ khóa phụ, thương hiệu, URL hay cả các từ khóa chung như xem thêm, tại đây. Mục đích của việc này là giúp Google xếp hạng cao cho liên kết này theo các từ khóa được sử dụng. Ngoài ra thì các bạn cũng có thể sử dụng cho các cụm từ có liên quan đến một trang nhất định nào đó. Nó sẽ giúp đảm bảo sự tự nhiên, tránh việc sử dụng quá nhiều từ khóa.

Tuy nhiên, có khá nhiều vấn đề các bạn cần quan tâm khi sử dụng Anchor text. Việc lạm dụng, sử dụng những văn bản không phù hợp… hoàn toàn có thể gây ra những tác động tiêu cực. Vậy nên, các bạn cần biết cách cân đối để đảm bảo hiệu quả. Có thể tham khảo chi tiết bài hướng dẫn: Cách sử dụng Anchor text trong SEO.
Tối ưu Internal link trong SEO Onpage
Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ. Nó sẽ giúp điều hướng người dùng, giảm thiểu tỉ lệ thoát trang. Và một ý nghĩa khác, nó giúp duy trì dòng chảy nội dung, cải thiện chất lượng trang và thứ hạng từ khóa.
Mặc dù không nhiều nhưng hoàn toàn có những từ khóa, mảng ngành chỉ cần tối ưu tốt SEO Onpage, dựa vào các liên kết nội bộ là đủ để xếp hạng cao cho từ khóa. Điều này là đủ để cho thấy tại sao việc điều hướng, sử dụng và tối ưu Internal link lại quan trọng như vậy.
Cũng có không ít những lưu ý các bạn cần quan tâm khi sử dụng các liên kết nội bộ trong bài viết. Việc sử dụng bừa bãi hoàn toàn có thể khiến Google đánh giá thấp, thậm chí là bị liệt vào trường hợp cố gắng thao túng thứ hạng từ khóa. Hay việc các bạn mất cân đối liên kết theo các văn bản neo cũng có thể dẫn đến các án phạt. Các bạn có thể tham khảo: Cách tối ưu Internal links hiệu quả trong 2023
Tối ưu tính thân thiện trên di động
Tính thân thiện trên di động (Mobile Friendly) là một trong những tiêu chí đánh giá cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình và kết quả tối ưu SEO của Website. Một trang Web không thân thiện trên di động sẽ rất khó được xếp hạng cao trên SERPs, ngay cả khi đó là kết quả tìm kiếm trên PC.
Hiểu một cách đơn giản, một trang Web thân thiện với di động là phải đáp ứng được các tỉ lệ màn hình khác nhau. Tức là nội dung trang phải tự động mở rộng theo kích thước PC và tự động tương thích khi duyệt trên thiết bị di động. Tuyệt đối không được xuất hiện các tình trạng như: nhảy bố cục trang, font chữ quá nhỏ, các nội dung bị đè lên nhau…

Những vấn đề liên quan đến tính thân thiện di động luôn ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của người dùng. Trong khi đó, trải nghiệm của người dùng lại đang là một trong những tiêu chí được Google rất quan tâm ở thời điểm hiện tại và có lẻ là nhiều năm tới.
Để kiểm tra Website có thân thiện hay không thì các bạn có thể sử dụng công cụ: Test Mobile Friendly. Nếu được thông báo vấn đề thì hãy lập tức xử lý nó. Các bạn có thể tham khảo: Cách sửa các lỗi thường gặp về tính thân thiện di động.
Tối ưu file Robots.txt
File Robots.txt cũng là một hạng mục cần quan tâm khi tối ưu Onpage cho Website. File này sẽ chứa các khu vực cho phép hoặc không cho phép Google thu thập dữ liệu. File này nếu các bạn sử dụng nền tảng WordPress thì Yoast SEO hay Rank Math sẽ tạo tự động. Trường hợp không rành nhiều về nó thì các bạn nên sử dụng mặc định hoặc chỉ nên chỉnh sửa nếu biết chắc mục đích là gì.
Lý do là vì nó có liên quan đến phạm vi được lập chỉ mục. Vậy nên các bạn cần cân nhắc điều chỉnh để tránh gây ra những vấn đề không mong muốn.

Sử dụng thẻ <strong> và thẻ <em>
Đây đều là những thẻ HTML được sử dụng khá phổ biến trên trang hay bài viết của Website. Trong đó:
- <strong></strong> là thẻ in đậm văn bản
- <em></em> là thẻ in nghiêng văn bản
Tác dụng của việc sử dụng hai loại thẻ này là làm nổi bật một cụm từ, câu, đoạn văn bản nào đó. Đó có thể là từ khóa của bài viết hay một nội dung có mục đích giải thích, trả lời cho một vấn đề nào đó được đề cập đến mà người đọc quan tâm…
Ngoài ra thì việc sử dụng hai thẻ này cũng là một công việc tối ưu Onpage khá tốt cho SEO. Nó có ý nghĩa như thông báo đến Google đây là những nội dung quan trọng cần được quan tâm…
Đang update
Những lưu ý khi tiến hành tối ưu Onpage
Đối với giai đoạn Onpage SEO, theo kinh nghiệm cá nhân thì thường mình sẽ “cày nát Website” để có thể tìm ra hướng đi tối ưu nhất dựa theo những tiêu chuẩn đánh giá của Google.

Dù thường nó sẽ không để lại những ảnh hưởng tiêu cực như SEO Offpage nếu như bạn làm sai một hạng mục gì đó. Nhưng, hãy cẩn thận với 5 điểm mà mình khuyên các bạn nên lưu ý trong quá trình tối ưu SEO Onpage
- Đừng nhồi nhét từ khóa
- “Nghệ thuật hóa” trong việc phân bổ từ khóa chính và từ khóa phụ
- Đừng cố gắng tối ưu tốc độ load web bằng cách cắt giảm triệt để định dạng của Website
- Mobile Friendly và Page Speed luôn là một trong những nội dung Onpage ăn điểm nhất
- Đừng bỏ qua “dòng chảy nội bộ” mang tên Internal links
- Chỉ nên can thiệp Source Code khi cảm thấy cần thiết
Tham khảo: Trang tổng hợp kiến thức SEO Onpage
OKE…. Trên đây là một số hạng mục SEO Onpage tối ưu nhất trong năm 2023 và một vài năm tới. AWSEO sẽ liên tục cập nhật những hạng mục Onpage mới ở bài viết này. Các bạn có thể lưu lại link để có thể cập nhật một cách sớm nhất.