Thẻ Heading trong SEO cũng là một hạng mục tối ưu Onpage khá quan trọng. Cách sử dụng các thẻ H2, H3, H4… cũng không quá phức tạp. Dưới đây sẽ là một số những gợi ý các bạn có thể tham khảo để sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn.
Thẻ Heading là gì?
Thẻ heading hay thẻ tiêu đề là thông tin khái quát về nội dung của toàn trang hoặc toàn nội dung của một các thẻ heading nhỏ hơn. Heading phân cấp thành H1, H2, H3, H4, H5 và H6. Các cấp thẻ nhỏ hơn sẽ có nhiệm vụ là bổ sung nội dung cho các cấp thẻ cao hơn.

Ví dụ chúng ta có thẻ H2: SEO là gì?
Một số thẻ H3 đề xuất như:
- Tại sao SEO quan trọng?
- Những hình thức SEO phổ biến
- Các trường phái SEO…
Và còn rất nhiều thẻ H3 khác có thể xuất hiện tùy theo các các bạn lựa chọn nội dung, phân tích từ khóa.
Việc sử dụng thẻ Heading trong bài viết, trên trang sẽ giúp người dùng thực và các công cụ tìm kiếm (Search Engine) hiểu rõ hơn về mục đích của bài, nội dung mà trang, đoạn nội dung muốn đề cập đến là gì.
Một trang không bắt buộc phải có tất cả các thẻ kể trên. Thẻ bắt buộc là Heading 1 (H1) vì nó chính là thẻ tiêu đề của bài viết.
Việc sử dụng nhiều hay ít thẻ Heading trong SEO sẽ phụ thuộc vào độ dài nội dung, mức độ phân cấp nội dung trong bài như thế nào. Thông thường, các bài viết có độ dài lớn, nhiều cụm nội dung nhỏ bên trong thì sẽ có nhiều thẻ Heading và ngược lại.
Tham khảo: Hướng dẫn tối ưu thẻ tiêu đề và mô tả SEO
Cách sử dụng thẻ Heading trong SEO hiệu quả
Sử dụng thẻ Heading trong SEO tương đối đơn giản. Các bạn có thể dễ dàng triển khai theo mục đích của bài viết, nội dung cần đề cập trong bài một cách tự nhiên nhất có thể. Nhưng dưới đây sẽ là một vài lưu ý nên tham khảo:
Một bài viết chỉ có một thẻ Heading 1 (H1)
Thông thường, điều này chỉ xuất hiện trên các trang Web không được xây dựng theo chuẩn. Một số trường hợp mình nhận thấy trang có đến 2 thẻ H1 hoặc thẻ H1 xuất hiện 2 lần tại một vị trí nào đó trên trang.

Không quan trọng vấn đề đến từ đâu nhưng đây chắc chắn là việc chúng ta cần phải tối ưu. Nếu các bạn không quá am hiểu về code thì có thể yêu cầu các đơn vị xây dựng Web hỗ trợ vấn đề này.
Nên nhớ, Heading 1 (thẻ H1) chính là tiêu đề của bài viết và nó chỉ xuất hiện 1 lần trên đầu bài viết và là cấp nội dung cao nhất, khái quát nội dung toàn bài.
Từ khóa chính nên xuất hiện H1 trong ít nhất một thẻ H2 của bài
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi sử dụng và tối ưu thẻ Heading trong bài viết. Từ khóa chính của toàn bài buộc phải nằm trong thẻ H1 và ít nhất một lần trong H2.
Thẻ Heading H1 và H2 là 2 cấp thẻ mạnh nhất trên trang. Việc đưa từ khóa chính vào 2 cấp thẻ này là quan trọng để đảm bảo cho việc thức đẩy được thứ hạng từ khóa trên Google.
Không nên nhồi từ khóa vào tất cả các thẻ H2 trong bài viết
Tất nhiên, thẻ H2 nên có từ khóa chính của toàn bài. Tuy nhiên, hãy tránh việc lạm dụng nó bằng cách sử dụng trong tất cả các thẻ H2. Điều này chắc chắn sẽ khiến bài viết mất đi tính tự nhiên cho người đọc và cũng rất dễ khiển bị các công cụ tìm kiếm đánh giá là thao túng thứ hạng của từ khóa.

Vậy thì nên sử dụng bao nhiêu lần từ khóa trong các thẻ Heading 2?
Số lần xuất hiện từ khóa chính trong thẻ H2 phụ thuộc vào số thẻ H2 trong bài. Nếu bài chỉ có 2-3 thẻ thì số lần xuất hiện chỉ nên là 1 hoặc 2. Tương tự nếu số thẻ H2 nhiều hơn thì các bạn cũng có thể tăng thêm số lần xuất hiện. Số thẻ còn lại có thể dùng từ khóa liên quan, từ khóa LSI…
Thẻ H3 nên sử dụng từ khóa chính và các từ khóa liên quan
Tương tự như với thẻ H2 thì H3 các bạn cũng nên chèn từ khóa chính và cũng không nên lạm dụng số lần xuất hiện của nó.
Tuy nhiên, do sức mạnh của thẻ H3 yếu hơn H2 nên các bạn có thể cân nhắc sử dụng nhiều hơn các từ khóa liên quan, từ khóa dài, từ khóa LSI… với lượng tìm kiếm thấp hơn, dễ đạt thứ hạng hơn. Mục đích là để tiếp cận được nhiều dạng truy vấn từ phía người dùng hơn, đa dạng từ khóa hơn, đảm bảo tính tự nhiên hơn cho bài viết.
Tham khảo: Hướng dẫn cách index bài viết lên Google nhanh hơn
Đừng quên phân cấp thẻ và sự liên quan giữa các thẻ
Hiểu một cách chuẩn nhất thì H6 sẽ bổ sung nội dung cho H5 và đi lên đến cấp thẻ cao nhất là H1. Dù vậy thông thường thẻ H6 không được sử dụng quá nhiều vì nó chỉ có thể xuất hiện khi nội dung thực sự quá nhiều và quá chuyên sâu. Còn thông thường thì chúng ta hay dừng ở cấp thẻ H4 hay H5.

Dù vậy, có một lỗi khi dùng thẻ Heading trong SEO mà chúng ta cần sửa. Đó là sẽ không có bất kỳ thẻ H3 nào nếu không có thẻ H2 chứa nó. Dễ hiểu hơn, các thẻ nhỏ sẽ phải nằm bên trong thẻ lớn hơn để bổ sung nội dung. Bạn không thể sử dụng 10 thẻ H3 trong bài viết nhưng lại không nằm trong một thẻ H2 nào cả. Lúc này, buộc phải tối ưu lại thành 10 thẻ H2 và không phân cấp nếu nội dung.
Ngoài ra, các bạn cũng cần phải đảm bảo rằng thẻ Heading 3, Heading 4 sẽ chứa nội dung liên quan, bổ sung nghĩa cho thẻ Heading.
Các thẻ Heading nên có sự nổi bật so với các văn bản thông thường
Những thẻ Heading trong bài viết các bạn nên sử dụng các định dạng để tạo sự nổi bật so với các văn bản thông thường trong bài.
Ý nghĩa của việc này là giúp tạo được sự chú ý từ phía người dùng, định dạng bài viết được chuẩn hơn, thẩm mỹ hơn.
Tham khảo: Cách SEO hình ảnh lên Google hiệu quả
Nên sử dụng mục lục bài viết để tạo liên kết đến các Heading
Đối với các bài viết dài, nhiều thẻ Heading, phân cấp Heading sâu. Thì việc sử dụng mục lục bài viết (đai diện cho các thẻ Heading trong bài) là cực kỳ cần thiết. Nó có thể giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm được nội dung quan tâm nằm ở vị trí nào, dễ dàng di chuyển đến ngay vị trí đó.

Rõ ràng, nếu bài viết không có mục lục và liên kết đến nội dung đó. Thì người đọc sẽ phải khó khăn hơn trong việc tìm kiếm thông tin, gây mất thời gian, trải nghiệm không tốt.
Đối với các trang Web chạy trên nền tảng WordPress. Các bạn sẽ rất dễ dàng tạo được mục lục cho bài viết bằng cách sử dụng các plugin. Còn đối với các Website code thuần khác thì việc sử dụng các đoạn mã code tạo mục lục cũng không quá phức tạp.
Thông tin mục lục và liên kết đến nội dung là cần thiết trong việc điều hướng người dùng. Tạo một trải nghiệm tốt hơn, những thẻ Heading sẽ đại diện cho một nội dung trong mục lúc và người dùng có thể dễ dàng tìm thấy nó thay vì phải cuộn trang liên tục.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến cách tối ưu và sử dụng thẻ Heading trong SEO. Hi vọng bài viết đã mang đến các bạn những nội dung hữu ích. Mọi đóng góp cho bài viết của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết.