EEAT Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Cải Thiện E-E-A-T Cho Website

Chúng ta đã từng nghe nhắc đến khá nhiều về khái niệm EAT khi nó xuất hiện từ tháng 08 năm 2018. Mới đây vào tháng 12 năm 2022 thì Google vừa chính thức bổ sung thêm “E” và chỉnh sửa nó thành EEAT.

Vậy thì EEAT là gì, ý nghĩa của nó trong SEO như thế nào? Liệu nó có phải là một yếu tố xếp hạng hay không và làm thế nào để cải thiện E-E-A-T cho Website?

Dưới đây, hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết!

Tham khảo: Top 10 cách SEO hình ảnh lên Google hiệu quả

EEAT là gì?

E-E-A-T là khái niệm được sử dụng để kiểm tra và đánh giá chất lượng, mức độ hữu ích của nội dung. Liệu nó có đảm bảo giải quyết được nhu cầu tìm kiếm của người dùng hay không.

EEAT là viết tắt của 4 yếu tố:

  • Experience: trải nghiệm (yếu tố mới được bổ sung vào tháng 12 năm 2022)
  • Expertise: chuyên môn
  • Authoritativeness: thẩm quyền
  • Trustworthiness: độ tin cậy
eeat là gì
E-E-A-T trong SEO là rất quan trọng, nhưng nó có phải là một yếu tố xếp hạng?

Như vậy có nghĩa là Google sẽ dựa vào các yếu tố về : trải nghiệm – chuyên môn – thẩm quyền và độ tin cậy để đánh giá chất lượng của nội dung. Và đây là ý nghĩa cốt lõi của khái niệm EEAT là gì…

Ý nghĩa của các yếu tố E-E-A-T trong SEO

Dưới đây là giải thích cụ thể hơn về 4 yếu tố kể trên.

E: Experience (trải nghiệm)

Nội dung này có chứng tỏ được rằng nó được tạo ra nhờ một mức độ kinh nghiệm nhất định (chẳng hạn như thực sự dùng sản phẩm, thực sự ghé thăm một địa điểm hoặc trao đổi với người có kinh nghiệm) hay không?

Google

Google còn đưa ra một ví dụ về Experience trong EEAT như sau:

Nếu bạn tìm thông tin về cách điền tờ khai thuế cho đúng, thì có lẽ bạn muốn xem nội dung của một chuyên gia về mảng kế toán. Nhưng nếu bạn tìm kiếm các bài đánh giá về phần mềm khai thuế, có lẽ bạn lại cần loại thông tin khác, có thể đó là một cuộc thảo luận trên diễn đàn giữa những người có kinh nghiệm riêng về từng dịch vụ.

Như vậy thì hiểu một cách đơn giản nhất: Experience là những trải nghiệm thực tế của những người đã từng trải qua, những thông tin mang tính chia sẽ về kinh nghiệm chẳng hạn.

E: Expertise (chuyên môn)

Tính chuyên môn của nội dung cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó thể hiện được chất lượng chuyên môn của nội dung, người tạo ra nội dung này có phải là một chuyên gia trong lĩnh vực đó hay không.

Expertise là tính chuyên môn, trình độ kiến thức của nội dung được tạo ra bởi một chuyên gia trong một ngành, lĩnh vực nào đó. Nó được đánh giá dựa trên cấp độ của người tạo nội dung.

A: Authoritativeness (thẩm quyền)

Authoritativeness là tính có thẩm quyền của người tạo ra nội dung, nội dung và trang Web đó. Nếu bạn là một chuyên gia có danh tiếng trong ngành, Website của bạn chuyên đề cập đến một chủ đề nào đó. Thì sẽ thỏa được những đánh giá về yếu tố này.

Nếu người khác xem bạn (người tạo nội dung), nội dung và trang Web của bạn là nguồn thông tin có thể giải quyết vấn đề về một chủ đề nào đó. Đó là tính có thẩm quyền (Authoritativeness).

ý nghĩa của e-e-a-t trong seo
Thẩm quyền của người tạo ra nội dung là một yếu tố rất quan trọng

T: Trustworthiness (độ tin cậy)

Nội dung hay người tạo ra nó không có độ tin cậy cao. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc người dùng sẽ có thể phải tiếp cận những nguồn thông tin sai lệch, không hữu ích hay thậm chí là gây ra những tác động tiêu cực khác.

Trustworthiness là độ tin cậy, tính xác thực của nội dung. Nó được đánh giá dựa trên người tạo ra nội dung, bản thân nội dung đó và toàn bộ trang Web.

Tham khảo: Anchor text và cách sử dụng hiệu quả trong SEO

E-E-A-T có phải là một yếu tố xếp hạng?

EEAT không phải là một yếu tố xếp hạng. Nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Chúng ta đều thấy đa phần những cập nhật gần đầy của Google đều đánh khá nhiều vào trải nghiệm của người dùng. Từ những Core Web Vitals, Page Experience hay cập nhật nội dung hữu ích… Tương tự, E-E-A-T cũng đang tập trung vào khía cạnh nội dung nhằm mang đến những thông tin giá trị nhất cho người dùng.

Những cách cải thiện EEAT cho Website

Không thể phủ nhận rằng E-E-A-T trong SEO là rất quan trọng. Do đó, việc tối ưu các yếu tố này là cực kỳ cần thiết. Về cốt lõi, nội dung sẽ trở nên chất lượng hơn nếu nó đáp ứng:

  • Nội dung mang tính xác thực, chính xác, có tính trải nghiệm
  • Nội dung có tính chuyên sâu được tạo bởi một chuyên gia có chuyên môn, thẩm quyền tốt
  • Chất lượng nội dung đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và nằm trên một Website chất lượng
  • Nội dung được cập nhật thường xuyên… và một vài yếu tố khác.

Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều đó. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý dành cho bạn:

Xây dựng thương hiệu cá nhân trên Internet

Đây là một trong những giúp nội dung bạn tạo ra sẽ nhận được một độ tin cậy nhất định trong mắt người đọc. Tất nhiên, bạn không cần thiết phải làm cho thương hiệu cá nhân của mình trở nên thực sự lớn vì nó cũng không phải là một vấn đề dễ dàng. Tuy nhiên, ít nhất là đảm bảo thương hiệu cá nhân không bị xấu đi trong mắt người khác.

Hiện nay thì cũng có nhiều cách giúp các bạn xây dựng thương hiệu cá nhân của mình trên Internet. Hãy tập trung vào nó để giúp xác thực mức độ chính xác các nội dung bạn đăng tải.

cách cải thiện eeat cho website
Thương hiệu cá nhân tốt sẽ là một cách hiệu quả giúp cải thiện EEAT trong SEO

Cho người đọc biết bạn là ai là cách cải thiện E-E-A-T cho Website

Điều này có nghĩa là, hãy cho người đọc nội dung trên Website biết được bạn là ai, ai là người sáng tạo ra nội dung này.

Chắc chắn việc xây dựng một thương hiệu cá nhân tốt thì sau đó phải cho người đọc biết được đâu là những bài đăng được bạn tạo ra. Họ sẽ nhận định được đâu là những nội dung tốt, có tính chuyên môn cao, đáng tin cậy… Đây sẽ là một trong những cách hiệu quả giúp cải thiện E-E-A-T cho Website của bạn.

Có nhiều cách để cho người đọc biết bạn là ai. Đó có thể là sử dụng các trang tác giả, cho phép hiển thị tên tác giả ở đầu bài viết, dưới bài viết. Ngoài ra thì các bạn cũng nên chèn thêm các đường liên kết mạng xã hội cá nhân. Nó cũng sẽ là một cách khá hiệu quả.

Tham khảo: Ứng dụng mô hình AIDA Content trong SEO

Xây dựng nội dung dựa trên ý định tìm kiếm

Chúng ta đã từng nói nhiều đến khái niệm Search Intent. Xác định được ý định tìm kiếm của người dùng là một yêu cầu khá quan trọng của SEO thời điểm hiện tại. Nó sẽ giúp giải quyết được vấn đề của người dùng một cách nhanh chóng và chính xác nhất có thể.

Nội dung mang tính chuyên sâu, chia sẽ trải nghiệm

Rõ ràng, khi bạn chia sẽ nhiều các thông tin về một chủ đề nào đó. Điều này sẽ có nghĩa bạn là một chuyên gia có nhiều kiến thức về lĩnh vực đó. Những nội dung được tạo ra từ bạn, ngoài cung cấp tốt tính xác thực, độ tin cậy cao thì nó còn có ý nghĩa khá chuyên sâu. Đó cũng có thể là những chia sẽ về trải nghiệm…

Nội dung thực tiễn giúp tăng độ tin cậy hơn

Những nội dung mang tính thực tiễn chia sẽ về các trải nghiệm thực tế. Nó là E trong Experience của EEAT. Đây đều là những nội dung được đánh giá rất cao bởi Google lẫn người dùng thực.

Đa phần chúng đều có tính xác thực cao, độ tin tưởng tốt giúp người dùng có được một cái nhìn chi tiết hơn về nội dung đó. Vậy nên, khi xây dựng nội dung các bạn hoàn toàn có thể sử dụng những lời chia sẽ về trải nghiệm thực, những ví dụ thực tế… Nó hoàn toàn là những loại nội dung có thể hỗ trợ khá tốt trong quá trình tối ưu thứ hạng từ khóa SEO.

Chất lượng và số lượng liên kết ngược

Mặc dù trong khái niệm EEAT là gì, nó tác động thế nào hay làm cách nào để cải thiện các yếu tố liên quan đến Trải nghiệm – Chuyên môn – Thẩm quyền hay Độ tin cậy đều không nói gì đến liên kết.

Tuy nhiên, theo Gary Illyes là một chuyên gia thì ông cho rằng E-E-A-T chủ yếu dựa trên các liên kết và những lượt đề cập từ các trang có thẩm quyền cao. Cụ thể như sau:

Như vậy có nghĩa là việc xây dựng các liên kết chất lượng cao từ các trang có thẩm quyền tốt hoàn toàn là một ý tưởng cho việc cải thiện E-E-A-T của trang Web.

Cập nhật nội dung thường xuyên để cải thiện EEAT

Cập nhật nội dung để tránh nó bị lỗi thời cũng là một ý tưởng có thể giúp ích cho việc cải thiện EEAT của trang Web. Chắc chắn, sẽ không có bất kỳ một người dùng nào quan tâm đến một nội dung không còn phù hợp với thời điểm.

Trên đây là giải đáp E-E-A-T là gì một số nội dung liên quan. Hi vọng bài viết đã mang đến các bạn những thông tin thực sự hữu ích. Mọi đóng góp cho bài viết của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết.

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 3.8 / 5. Số lượt bình chọn: 4

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top