Schema Là Gì? Cách Chèn Vào Website Và Những Lưu Ý

Các loại Schema đang được sử dụng khá phổ biến trong SEO. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy nó là một yếu tố xếp hạng kết quả tìm kiếm tự nhiên. Tuy nhiên, một trang hay bài viết được đánh dấu dữ liệu có cấu trúc hợp lý sẽ mang lại rất nhiều những lợi ích cho các công cụ tìm kiếm lẫn người dùng thực.

Vậy thì Schema là gì, đâu là những dạng Schema phổ biến, cách sử dụng và lưu ý cần nắm vững?

Dưới đây, hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết!

Schema là gì?

Schema là giải pháp giúp các công cụ tìm kiếm đọc và hiểu chính xác hơn nội dung trên trang hay bài viết. Từ đó Search Engine trả về các kết quả đi kèm dạng hiển thị phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Schema Markup sẽ ở dạng một đoạn code HTML hoặc Javascript. Nó có thể được chèn trực tiếp vào từng trang, từng bài viết hay chung cho toàn trang Web.

schema là gì
Schema chứa một đoạn mã giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về dạng nội dung trang

Năm 2011, bốn công cụ tìm kiếm lớn nhất là Google, Yahoo, Bing và Yandex lần đầu hợp tác với nhau và họ tạo ra Schema.org. Nó chứa rất nhiều những thuộc tính, các dạng dữ liệu có cấu trúc khác nhau. Nó cũng là một cách giúp kết quả tìm kiếm thu hút người dùng một cách tốt hơn rất nhiều nhờ vào các dạng hiển thị phong phú, ấn tượng.

Trong bối các bộ máy tìm kiếm tự nhiên rất quan tâm đến việc xác định ngữ nghĩa, mục đích truy vấn là gì. Rõ ràng, tầm quan trọng của việc sử dụng Schema sẽ luôn là rất lớn.

Tham khảo: EEAT là gì và cách cải thiện các chỉ số này cho Website

Tác dụng của Schema Markup trong SEO

Tầm quan trọng của Schema là gì?

Schema Markup có ý nghĩa thế nào đến các công cụ tìm kiếm tự nhiên hay nó có ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm tự nhiên?

Dưới đây là một số những lợi ích của nó:

Schema giúp thu hút người dùng nhờ các dạng hiển thị

Bạn đã bao giờ tìm kiếm một từ khóa và nhận thấy một kết quả nào có dạng hiển thị như bên dưới đây:

ví dụ schema
Một dạng hiển thị hình ảnh kèm kết quả nổi bật
ví dụ schema faq
Dạng hiển thị FAQ Schema với nhiều hơn thông tin bên dưới kết quả

…Và còn rất nhiều dạng hiển thị khác. Thì câu trả lời chính là việc đánh dấu dữ liệu cấu trúc bằng các đoạn mã HTML/Javascript hay đơn giản hơn là Schema.

Rõ ràng, ngay cả khi bạn xếp hạng thấp hơn đối thủ một hay hai bậc. Thì cơ hội để tiếp cận người dùng vẫn là rất cao nhờ vào các dạng hiển thị khá ấn tượng này. Nó có thể tạo cảm giác kích thích, tò mò, ấn tượng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Schema giúp thu hút người dùng tốt hơn, từ đó tăng tỉ lệ nhấp (CTR) và thúc đẩy xếp hạng, chuyển đổi.

Các loại Schema giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung

Việc khai báo các dữ liệu cấu trúc sẽ giúp Google hay các công cụ tìm kiếm khác hiểu rõ được nội dung của trang.

  • Trang A đang đề cập đến một sản phẩm
  • Trang B đang đề cập đến một công thức nào đó….

Rõ ràng, đây là một tác dụng rất quan trọng của Schema. Nó hoàn toàn có thể giúp kết quả trả về được chính xác hơn, khớp hơn với mục đích tìm kiếm. Qua đó hạn chế được việc hiển thị các kết quả không phù hợp, chưa đủ hữu ích để đáp ứng nhu cầu.

Không hẳn là một yếu tố xếp hạng nhưng Schema có thể giúp tăng khả năng xếp hạng của Website.

Những loại Schema được sử dụng phổ biến

Có khá nhiều những dạng dữ liệu có cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là một số loại Schema phổ biến nhất:

  • Local Business Schema
  • Breadcrumbs Schema
  • Person Schema
  • Organization Schema
  • Article Schema
  • FAQ Schema
  • Products Schema
  • Cource Schema
  • Review Schema
  • Recipe Schema
  • Event Schema

Ngoài ra, chúng ta còn có khá nhiều loại khác như: Book, Service, Job Posting, CreativeWork…

các loại schema
Mỗi loại Schema sẽ có một cách hiển thị khác nhau trên Google

Dưới đây là giải thích chi tiết về một số loại kể trên:

** Đang cập nhật

Cách kiểm tra Schema của một trang

Thông thường sẽ có 3 cách để chúng ta kiểm tra những loại Schema được khai báo trên trang:

  • Sử dụng công cụ Rich Results Test của Google
  • Sử dụng công cụ Google Search Console

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết hơn:

Kiểm tra đánh dấu dữ liệu cấu trúc bằng công cụ Rich Results Test

Với công cụ này thì các bạn có thể:

  • Kiểm tra được các loại Schema khai báo trên các trang Web khác
  • Biết được cách khai báo các trường bên trong
  • Kiểm tra được các đoạn mã dữ liệu có chính xác hay không
kiểm tra schema bằng rich results test
Công cụ cho phép chúng ta kiểm tra được các dạng dữ liệu có cấu trúc của URL

Cách sử dụng công cụ này như sau:

Bước 1. Truy cập https://search.google.com/test/rich-results?hl=vi

Bước 2. Nhập một URL (nếu cần kiểm tra URL) hoặc một đoạn mã (nếu kiểm tra mã đúng hay sai)

Kiểm tra đánh dấu dữ liệu cấu trúc bằng Google Search Console

Đây là cách các bạn có thể kiểm tra các loại dữ liệu có cấu trúc xuất hiện trên toàn trang Web của mình. Tất nhiên, các bạn có thể quản lý được tất cả các vấn đề liên quan.

Các bạn chỉ cần truy cập vào trang quản trị Google Search Console. Sau đó nhìn thanh bên phải sẽ thấy mục Các Tính Năng Nâng Cao. Ở đây sẽ chứa tất cả các dạng Schema tồn tại trên trang Web.

Ngoài ra thì các bạn có thể kiểm tra những loại Schema là gì trên một trang bằng cách View Source.

Cách chèn Schema vào bài viết

Nếu bạn đang thắc mắc rằng liệu không biết code có thể chèn được Schema vào Website hay không. Thì hoàn toàn có thể yên tâm vì hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ tạo code Schema cũng như chèn vào bài viết/trang một cách khá đơn giản.

Dưới đây sẽ là hướng dẫn:

  • Cách chèn Schema vào Website WordPress
  • Cách chèn Schema vào Website thuần code hoặc các mã nguồn khác

Chèn Schema vào Website WordPress

Đối với các trang Web WordPress thì mọi chuyện luôn khá đơn giản. Mã nguồn này luôn có rất nhiều các công cụ, plugin hỗ trợ cho việc quản lý và phát triển trang Web.

Và tất nhiên, WordPress cũng có không ít plugin giúp chèn Schema vào trang. Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Rank Math, một công cụ hỗ trợ SEO hàng đầu dành cho mã nguồn này.

cách chèn schema vào website wordpress
Rank Math hỗ trợ chèn khá nhiều loại Schema vào trang một cách dễ dàng
  • Bước 1. Cài đặt và kích hoạt Plugin Rank Math
  • Bước 2. Vào Title & Meta và chọn Schema Type cho từng loại nội dung. Chọn ở đây có nghĩa là chọn cố định một loại Schema nào đó cho một dạng nội dung. Ví dụ: chọn Article cho Post thì tất cả Post sẽ có sẵn Article.
  • Bước 3. Khi viết bài thì bên thanh công cụ bên phải. Chúng ta sẽ thấy mục Schema (có sẵn loại đã cấu hình ở bước 2). Nếu cần thêm một loại Schema nào đó cho bài viết. Chúng ta nhấn vào Schema Generator và cấu hình.
  • Bước 4. Lưu lại là xong cách chèn Schema vào Website WordPress
  • Bước 5. Kiểm tra Schema bằng công cụ Rich Results Test

Tham khảo: Những lưu ý khi tối ưu Onpage SEO

Chèn Schema vào Website thuần code hay các mã nguồn khác

Đối với các mã nguồn khác hoặc các trang Web thuần code tay. Thì bắt buộc chúng ta phải biết cách tạo ra các đoạn mã HTML ứng với từng loại Schema cần chèn.

Và như đã đề cập ở trên, chúng ta hoàn toàn không cần phải biết code. Chúng ta sẽ sử dụng một công cụ trực tuyến có tên là TechnicalSEO.

Tại đây có đầy đủ những dạng Schema phổ biến. Chúng ta chỉ cần điền nội dung các trường, phần còn lại nó sẽ tự động khởi tạo.

chèn schema vào website code tay
Với các Web code tay thì cần sử dụng đoạn mã HTML chứa Schema cần chèn

Các bước chèn code Schema vào Website:

  • Bước 1. Tạo code HTML Schema cần sử dụng trên Technical SEO
  • Bước 2. Kiểm tra đoạn mã vừa tạo đã đúng hay chưa
  • Bước 3. Dán đoạn mã vào vị trí cần chèn trên trang Web
  • Bước 4. Kiểm tra URL vừa chèn Schema bằng Test Rich Snippets

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng Schema

** Đang cập nhật

Trên đây là thông tin giải đáp Schema là gì, tác dụng, cách sử dụng…. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin thực sự hữu ích. Mọi đóng góp cho nội dung của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết.

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top