Thế giới SEO tồn tại hàng nghìn khái niệm. Vậy đâu là những thuật ngữ SEO cơ bản và nâng cao mà mọi SEOer đều phải nắm?
Thuật ngữ SEO là gì?
Thuật ngữ SEO thể hiện một khái niệm liên quan đến hoạt động tối ưu hóa Website trên các công cụ tìm kiếm ( SEO )
Những thuật ngữ này có thể được chính Google hoặc cũng có thể do một cá nhân, tổ chức nào đó có đủ độ uy tín trong giới SEO định nghĩa. Chúng ta có một ví dụ trong trường hợp của thuật toán Pegion ( thuật toán nhắm vào SEO Local ). Đây là một thuật ngữ do Search Engine Land, một tạp chí SEO nổi tiếng tại nước ngoài.

Những thuật ngữ SEO cơ bản
Tất nhiên, ở đây mình sẽ không đề cập đến, SEO là gì. Nếu bạn nào vẫn còn đang mờ hồ về SEO ( Search Engine Optimization ) thì thm khảo lại bài viết tại đây. Còn dưới đây sẽ là một số những thuật ngữ SEO khác mà bạn cũng cần phải biết:
Google Search Console
Google Search Console là một công cụ miễn phí của Google. Nó được xây dựng nhằm cung cấp cho chủ sở hữu trang Web những thông tin trên Website như hiệu suất, CTR, số lượng hiển thị, số lượt nhấp, khả năng lập chỉ mục. Ngoài ra còn có những thông tin liên quan đến backlinks hay những thao tác thủ công, vấn đề bảo mật….
Đây là một công cụ cơ bản nhất mọi SEOer cần phải nắm. Các bạn có thể tham khảo chi tiết: Hướng dẫn sử dụng Google Search Console
Google Analytics
Google Analytics là một công cụ miễn phí của Google. Nó được xây dựng nhằm cung cấp cho chủ sở hữu trang Web một cái nhìn tổng quan hơn về chân dung người dùng, tỉ lệ thoát, lưu lượng truy cập, đo lường hiệu suất và nhiều tính năng nâng cao khác
Tương tự GSC, đây là một trong những công cụ gần như bắt buộc mọi SEOer cần phải biết cách sử dụng.
Google Tag Manager
Google Tag Manager là một trình quản lý thẻ của Google. Đây cũng là một công cụ miễn phí được Google xây dựng và nhiệm vụ của nó là theo dõi tổng quan Website, thẻ Google Remarketing, Facebook Pixel hay các thẻ theo dõi hành trình của người dùng trên Website
Search Engine
Search Engine là một công cụ tìm kiếm, nơi người dùng có thể tìm thấy tất cả mọi thứ thông qua từ khóa. Google là Search Engine lớn nhất thời điểm hiện tại. Ngoài ra chúng ta còn có một số bộ máy tìm kiếm khác như Yandex, Bing, Cốc Cốc hay Baidu…
Tham khảo: Cơ chế hoạt động của Search Engine
SERPs
SERPs là viết tắt của Search Engine Results Page. Đây là một trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm trả về sau khi người dùng thực hiện một truy vấn với từ khóa bất kỳ.
Index
Google Index là một thuật ngữ SEO được sử dụng để mô tả về quá trình thu thập và lưu trữ dữ liệu của một bộ máy tìm kiếm bất kỳ. Sau khi người dùng thực hiện truy vấn với từ khóa, bộ máy tìm kiếm sẽ trả về kết quả của các Website phù hợp nhất với mục đích truy vấn của người dùng
Authority Site
Authority Site là một Website được xây dựng nhằm chia sẽ những nội dung hữu ích cho người dùng với một chủ đề cụ thể. Hiểu một cách đơn giản, đây là trang Web hướng nội dung cho duy nhất một chủ đề chứ không phải dạng trang Web dạng tin tức, hướng dẫn nhiều lĩnh vực khác nhau
PageRank
PageRank là một thuật toán được sử dụng để đánh giá chất lượng của trang Web thông qua những phân tích về số lượng và chất lượng các liên kết trỏ về nó.
Trustrank
TrustRank là độ tin cậy của một Website trong mắt các công cụ tìm kiếm. Đây là một trong những yếu tố chính tác động đến kết quả xếp hạng SEO của Website đó. Điểm TrustRank của một trang Web dựa nhiều vào backlinks và chất lượng nội dung của nó.
Rediret 301
Redirect 301 là một dạng chuyển hướng hoàn toàn một URL này sang một URL khác. URL này có thể là một thẻ tag, category, product, post, page hay hompage….

Thuật ngữ trong SEO, Redirect 301 đồng nghĩa với việc chuyển hướng và lấy tất cả điểm chất lượng của URL này sang URL khác.
Robots.txt
File Robots.txt là một file văn bản đơn giản có định dạng .txt. Nội dung của file Robots bao gồm những thông tin về việc ngăn chặn và cho phép các công cụ tìm kiếm truy cập và lập chỉ mục cho các nội dung trên Website
Các bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách tạo file Robots.txt cho Website
Sitemap
Sitemap là bản đồ của trang Web, nó giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trong việc điều hướng và thu thập tất cả các thông tin, nội dung cho phép trên Website đó. Tốc độ lập chỉ mục của các nội dung trên trang Web phụ thuộc nhiều rất nhiều vào Sitemap.
Các bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách tạo sơ đồ trang Web cho Website
UR
UR là viết tắt của URL Rating, đây là một chỉ số quan trọng được thể hiện bởi công cụ Ahrefs. Hiểu một cách đơn giản, đây là điểm chất lượng của một URL bất kỳ được do theo thang từ 1 – 100. Chỉ số UR này dựa gần như hoàn toàn vào những liên kết mà URL đó đang nhận được.
DR
DR là viết tắt của Domain Rating, đây cũng là một chỉ số được thể hiện bởi Ahrefs. Đây là điểm chất lượng của toàn bộ Website đó. Tương tự UR, thang DR cũng là 1 – 100 và nó dựa vào các backlink Website có được.
Referring Domains
Referring Domains là tất cả những domain khác có liên kết trỏ về Website của bạn. Hiểu một cách đơn giản, nếu trang Web của bạn đang có backlink từ Medium, Blogspot và WordPress. Thì lúc này Referring Domains Website của bạn đang là 3.
Bounce Rate
Bounce Rate hay tỉ lệ thoát trang, đây là chỉ số thể hiện số phần trăm người dùng truy cập vào một trang bất kỳ trên Website và rời đi ngay lập tức. Trong SEO, đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng mà các chủ sở hữu trang Web nên đo lường liên tục để đánh giá chất lượng nội dung trên Website của mình.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết về Bounce Rate và cách giảm tỉ lệ thoát trang tại đây: https://awseo.asia/tu-dien-seo/bounce-rate-la-gi/
Click-through Rate
Click-through Rate ( CTR ) là chỉ số đo lường kết quả SEO/Adwords dựa trên số lượng hiển thị có phí/ miễn phí và số lượng click vào Website. Chỉ số CTR được tính theo công thức:
CTR = số lượng click/số lượng hiển thị
Impressions
Imprressions trong SEO là chỉ số thể hiển tổng số lượng hiển thị của Website trên SERPs trong một khoảng thời gian tùy chọn nào đó. Chỉ số này được báo cáo khá cụ thể trong Google Search Console. Đây cũng chính là một trong những thước đo CTR vừa được đề cập ở trên.
Page Speed
Page Speed là tốc độ load của một URL nào đó trên Website. Con số này được đánh giá từ khi URL đó bắt đầu load từ nội dung đầu tiên đến cuối cùng. Đây là một trong những thước đo được Google sử dụng để đánh giá chất lượng Onpage của Website.

Theo quan điểm cá nhân, thì đây cũng chính là hạng mục tối ưu tỏ ra khó nhằn nhất trong Checklist SEO Onpage hiện nay
Crawl
Thuật ngữ Crawl trong SEO nói lên quá trình thu thập dữ liệu của các con bọ Google ( Googlebot ) trên Website. Tùy vào độ uy tín của mỗi trang Web mà tần suất Crawl sẽ có những sự khác biệt
Error 404
Error 404 hay lỗi không tìm thấy trang ( Page Not Found) là mã trạng thái HTTP được máy chủ trả về sau khi người dùng truy cập vào một đường dẫn nào đó không tồn tại
Googlebot
Googlebot là những con bọ của Google hay còn gọi là Spider ( nhện ). Nhiệm vụ của những con bọ Google là tự chủ động hoặc dựa vào Sitemap và file Robots.txt để crawling dữ liệu, nội dung của trang Web trước khi lưu trữ thông tin và lập chỉ mục.
Tùy vào độ uy tín của mỗi Website mà chu kỳ quay lại của Googlebot cũng sẽ có những sự khác biệt.
Thuật ngữ liên quan đến từ khóa ( keyword )
Keyword Difficulty
Keyword Difficulty là chỉ số thể hiện độ khó của một từ khóa dựa vào nhiều yếu tố đánh giá khác nhau. Độ khó này thường được phân tích dựa trên mức độ cạnh tranh, lượng tìm kiếm trung bình, giá thầu….
Long-tail keywords
Long-tail keywords là những từ khóa mở rộng dựa trên từ khóa chính. Từ khóa Long-tail thường sẽ có dạng ” tiền tố + từ khóa + hậu tố “, “từ khóa + hậu tố “ hay “ tiền tố + từ khóa “
Tham khảo: Các loại từ khóa SEO phổ biến nhất
Keyword Stuffing
Keyword Stuffing là một hình thức nhồi nhét từ khóa, tối ưu hóa từ khóa một cách quá đà trong một bài viết, trang nhất định nào đó. Tất nhiên, mục đích chính là thao túng thứ hạng của từ khóa đó
Search volume
Search volume là số lượng tìm kiếm của một từ khóa trong một khoảng thời gian nào đó và là một yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến độ khó của từ khóa ( Keyword Difficulty ) . Chỉ số này được thể hiện chi tiết và chính xác nhất trong công cụ Google Keyword Planner
Organic Keywords
Organic Keywords là những từ khóa tự nhiên xuất hiện trong quá trình hoạt động của Website. Google sẽ cập nhật số lượng Organic Keywords của một trang Web dựa vào số lượng từ khóa được Index và nằm trong TOP 100.
Organic Keywords nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào số lượng bài viết trên trang Web. Tuy nhiên, bài viết nhiều cũng chưa hẳn đồng nghĩa Website đó sẽ có nhiều từ khóa tự nhiên nếu đó đơn giản chỉ là những nội dung không giá trị và không đạt TOP 100.
Keyword Cannibalization
Keyword Cannibalization là gì? Đây là tình trạng xung đột từ khóa, tranh chấp thứ hạng với một truy vấn nào đó. Tình trạng này xuất hiện khi trang Web có quá nhiều bài viết, trang nhắm cùng một từ khóa làm mục tiêu xếp hạng.
Từ khóa ăn thịt là một thuật ngữ SEO được Việt Hóa từ Keyword Cannibalization. Hiểu một cách đơn giản, nếu Website của bạn có nhiều hơn một bài viết, trang được sử dụng để SEO một từ khóa nào đó. Thì tình trạng này sẽ xuất hiện và kéo theo sự đi xuống của cả 2 bài viết hoặc trang đó.
Keyword Density
Keyword Density là mật độ của từ khóa đó dựa trên số lượng chữ của một bài viết, trang hay chuyên mục. Mật độ từ khóa là một trong những tiêu chí đánh giá xếp hạng cơ bản của Google. Một trang chứa tỉ lệ Keyword Density quá cao so với tiêu chuẩn sẽ được đánh giá là kém tự nhiên, tối ưu hóa quá đà nhằm thao túng thứ hạng của từ khóa đó. Trường hợp này rất dễ rơi vào tình trạng Over-Optimize
Keyword Stemming
Keyword Steamming là thuật ngữ SEO đề cập đến khả năng hiểu được các biến thể khác nhau của một từ khóa gốc. Thay vì chỉ hiển thị từ khóa được tìm kiếm thì Google cũng sẽ trả về những kết quả là các biến thể của từ khóa gốc này.
Ví dụ: khi bạn tìm kiếm từ khóa “vườn” thì kết Google sẽ nhận ra một số biến thể như “sân vườn”, “làm vườn”… Lúc này từ khóa gốc sẽ hiển thị in đậm.

Keyword Prominence
Keyword Prominence là việc sử dụng từ khóa một cách nổi bật trên trang nhằm thông báo cho Google những gì nên được xếp hạng. Thông thường, chúng ta hay đặt các từ khóa nổi bật cần được xếp hạng tại tiêu đề, thẻ heading, đoạn đầu của trang…
Khái niệm này thường không được dùng quá nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng sớm các từ khóa để điều hướng Google thì đã được áp dụng rất phổ biến.
Thuật ngữ liên quan đến các liên kết ( link )

Backlink
Backlink hay được gọi là liên kết ngược, nó được hiểu đơn giản là một liên kết từ Website này về Website khác. Đây là một trong những yếu tố xếp hạng chính của Google dành cho một trang Web. Một Website sở hữu nhiều backlink chất lượng sẽ được ưu tiên xếp hạng trên kết quả tìm kiếm tự nhiên ( SERPs )
AWSEO – Cùng nhau đua TOP
Internal link
Internal link hay liên kết nội bộ là những liên kết từ một trang này đến một nội dung nào đó trên trang đó hoặc các trang khác trên cùng một Website. Liên kết nội bộ được xây dựng nhằm mục đích điều hướng và giữ chân người dùng ở lại Website.
Tham khảo: Internal link và cách tối ưu liên kết nội bộ
External link
External link hay liên kết ngoài là những liên kết từ Website này đến một Website khác . Những liên kết ngoài thường được chia thành 2 loại là Inbound link và Outbound link
Outbound link
Outbound link là những liên kết từ Website của bạn trỏ đến một Website khác. Hiểu đơn giản hơn, đây là những liên kết từ Website của bạn đi ra ngoài
Inbound link
Inbound link là những liên kết từ một Website khác trỏ về Website của bạn, tương tự khái niệm Backlink. Nếu Outbound link là những link trang Web của bạn cho đi, thì Inbound link là những link trang Web của bạn nhận được
Broken Link
Broken Link hay còn gọi là link gãy, breaking hay linkrot. Đây là một thuật ngữ mô tả một liên kết đã không còn tồn tại trên Internet. Người quản trị Website có thể sử dụng trang 404 để thông báo và điều hướng người dùng
Trong SEO, xử lý link gãy là một trong những công việc cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng cực lớn đến quá trình đua TOP của Website.
Link Juice
Link Juice là một thuật ngữ SEO thể hiện sức mạnh tổng thể của một trang Web dựa vào Internal link và External link. Những ảnh hưởng của Link juice là cực lớn đến kết quả xếp hạng tìm kiếm tự nhiên của một Website
Anchor text
Anchor Text là một từ hoặc một đoạn văn bản chứa link ( đường dẫn ),còn từ hoặc đoạn văn bản này được gọi là văn bản neo và nó được sử dụng để điều hướng người dùng đến một trang đích nào đó. Trong SEO, việc sử dụng Anchor Text phải hết sức lưu ý để tránh tình trạng tối ưu hóa quá đà gây ảnh hưởng chung đến tổng thể Website.
Một Anchor text sẽ có thẻ HTML cơ bản như sau:
<a href =”URL”>văn bản neo</a>
Link Building
Link Building là quá trình xây dựng liên kết từ những Website khác đến Website của bạn. Đây gần như là 90% công việc của quá trình tối ưu Offpage và nó tác động cực mạnh đến kết quả của Website trên SERPs.
Ở thời điểm vài năm trước nếu như việc đa dạng domains và số lượng backlinks sẽ giúp quá trình đua TOP diễn ra nhanh hơn. Thì ở thời điểm hiện tại, những liên kết chất lượng, mô hình link building hợp lý hay tính liên quan của domains… mới là những yếu tố được Google đánh giá cao.
Link exchange
Link exchange là quá trình trao đổi liên kết giữa các Website với nhau. Mục đích của quá trình này là gia tăng số lượng và chất lượng của các liên kết trỏ về Website từ đó thúc đẩy Link juice tổng thể.
Tuy nhiên, có rất nhiều những vấn đề mà SEOer phải nắm vững. Cùng với đó là biết cách chọn lọc để tránh trao đổi những liên kết đến từ những nguồn có chất lượng kém và không phù hợp với Website của bạn.
Link Dofollow
Link Dofollow là những liên kết được Google tính điểm chất lượng và nó là một trong những yếu tố tác động lớn đến bảng xếp hạng tìm kiếm tự nhiên. Khi Googlebot quét ra được những liên kết có thuộc tính Rel =”dofollow” thì nó sẽ hiểu được đây là một nội dung quan trọng và cần được quan tâm.
Một backlinks dofollow sẽ có dạng HTML cơ bản như sau:
<a href=”URL” rel=”dofollow”>văn bản neo</a>
Link Nofollow
Link Nofollow là những liên kết không được Google tính điểm chất lượng và chắc chắn nó cũng không phải là một trong những tiêu chí đánh xếp hạng. Khi những Googlebot quét ra những liên kết có thuộc tính Rel=”nofollow”, thì mặc định nó sẽ bỏ qua liên kết đó.
Mặc dù không tác động trực tiếp đến PageRank. Tuy nhiên, sự mất cân bằng giữa link Dofollow và Nofollow cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến sự đánh giá của Google cho trang Web của bạn.
Một backlinks dofollow sẽ có dạng HTML cơ bản như sau:
<a href=”URL” rel=”nofollow”>văn bản neo</a>

Đây là một nội dung tương đối quan trọng mà các bạn cần nắm vững. Mình sẽ có một bài viết chi tiết hơn và được cập nhật ngay tại đây nhé!
Disavow link
Disavow link là quá trình gửi lên Google một tập tin dạng .txt chứa tất cả các đường dẫn mà Website từ chối nhận liên kết. Đây là một kỹ thuật thường được áp dụng khi một trang Web gặp phải tình trạng bắn backlinks xấu từ đối thủ hay các thủ thuật chèn liên kết ẩn của trường phái SEO mũ đen.
Sitewide Links
Most will already know this, but just to be clear, a sitewide link is one that appears on most or all of a website’s pages. A common area to see sitewide links is in the blogroll that is in the sidebar and appears on every page. You can also get sitewide links from being mentioned in the footer of a site if the site uses a template where the same footer is used for every single page.
Search Engine Watch
Tạm dịch như sau:
Sitewide links là liên kết trên toàn trang web là liên kết xuất hiện trên hầu hết hoặc tất cả các trang của trang web. Một khu vực phổ biến để xem các liên kết trên toàn trang là trong danh sách blog nằm trong thanh bên và xuất hiện trên mọi trang. Bạn cũng có thể nhận được các liên kết trên toàn trang web từ việc được đề cập trong phần chân trang của một trang web nếu trang web sử dụng một mẫu trong đó cùng một chân trang được sử dụng cho mỗi trang.
Sitelinks
Sitelinks là tập hợp một nhóm những liên kết được xuất hiện bên dưới URL đích nhằm điều hướng người dùng đến các nội dung khác trên một Website. Thông thường, số lượng liên kết trong tập hợp này sẽ là 6, đôi khi là 4, 8 hay thậm chí là 10 liên kết và được xếp thành 2 cột bên dưới URL đích.
Những liên kết này thường là những bài viết, trang, hay chuyên mục được Google đánh giá là tốt nhất của Website.
Có thể bạn quan tâm:
Thuật ngữ liên quan đến các thẻ ( tag )
Meta Title
Thẻ Title là tiêu đề của bài viết, trang, chuyên mục hay trang chủ của một Website. Meta Tittle sẽ hiển thị trên tab của trình duyệt và là tiêu đề của kết quả tìm kiếm khi người dùng thực hiện truy vấn
Thẻ tittle thường có độ dài chuẩn từ 55 – 65 ký tự và là một trong những yếu tố xếp hạng chính của Google
Meta descriptions
Thẻ Meta descriptions là đoạn mô tả ngắn gọn khoảng 150 – 170 ký tự bao hàm toàn bộ nội dung của trang hay bài viết. Đoạn mô tả này sẽ nằm phía dưới thẻ tiêu đề trên trang kết quả tìm kiếm của Google
Tương tự như thẻ Tittle, thẻ Meta descriptions cũng là một trong những yếu tố đánh giá xếp hạng chính của Google.
Thẻ Canonical
Thẻ Canonical là một thuộc tính được sử dụng để khai báo với các công cụ tìm kiếm ( Search Engine ) về một URL gốc. Mục đích tránh trường hợp bị đánh giá trùng lặp nội dung với các trang có nội dung tương tự khác
Thuộc tính Rel=”canonical” thường được sử dụng để định danh URL gốc đối với các trang có nhiều bài viết, sản phẩm được chia thành trang 1, trang 2, trang 3….
Thẻ hreflang
Thẻ hreflang là thẻ được sử dụng để xác định ngôn ngữ được sử dụng trên trang. Google sẽ dựa vào thẻ này để xác định và trả về kết quả của truy vấn phù hợp nhất.
H1 – H6
Thẻ Heading là những thẻ được sử dụng để mô tả khái quát từng đoạn, cụm nội dung chính trong một trong một bài viết, trang.
Thẻ H1 có mức độ khái quát rộng nhất và thường là tiêu đề của bài viết. Tiếp đến là các các H2 – H3 – H4 – H5 – H6. Trong đó, các H6 sẽ bộ trợ cho H5, các H5 bổ trợ cho H4, các H4 bổ trợ cho H3, các H3 bổ trợ H2 và các H2 bổ trợ cho H1
Thuật ngữ liên quan đến nội dung ( content )
Thin content
Thin content là những nội dung mỏng về chất lượng lẫn số lượng từ ngữ. Hiểu một cách đơn giản, Google đánh giá một trang hoặc một site có nội dung mỏng khi số lượng từ ngữ trong trang quá ít hoặc không mang lại quá nhiều thông tin bổ ích cho người dùng
Duplicate content
Duplicate content là một thuật ngữ SEO thể hiện tình trạng trùng lặp nội dung giữa các URL này với URL khác trong Website hoặc ngoài Website. Google sẽ đánh giá trang Web của bạn sao chép nội dung của một trang Web khác. Nếu nội dung đó trên trang của bạn được Google lập chỉ mục sau.
Tất nhiên, việc trang Web của bạn bị Duplicate content quá nhiều với các nội dung trên trang Web khác đã được Google Index sẽ gây ra những ảnh hưởng cực kỳ xấu đến tổng thể Website cũng như chiến dịch SEO của bạn.
Evergreen Content
Đây cũng là một thuật ngữ SEO tương đối phổ biến thời gian gần đây. Vậy thì cụ thể, Evergreen Content là gì?
Evergreen Content (nội dung thường xanh) là những nội dung luôn có tính cập nhật và nó phù hợp với mọi thời điểm khác nhau. Thông thường, khác với những nội dung có tính thời điểm thì nội dung thường xanh luôn mới đối với người đọc và nó luôn có lượng tìm kiếm theo thời gian.

Quality Content
Quality Content là những nội dung chất lượng, có giá trị cho người đọc. Tất nhiên, quality content sẽ tùy thuộc vào từng nhu cầu và mục đích tìm kiếm của người đọc. Tuy nhiên, nó thông thường sẽ là những nội dung buộc phải giải quyết, giải đáp được vấn đề mà người dùng đang gặp phải.
Thuật ngữ liên quan đến các kỹ thuật nâng cao
Knowledge Graph
Knowledge Graph hay còn gọi là sơ đồ tri thức được Google và cách dịch vụ của Google thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau. Các Entity sẽ được Google thu thập, lưu trữ và trả về kết quả có liên quan nhất đến truy vấn của người dùng. Sơ đồ tri thức thường được xuất hiện trong hộp thông tin bên phải SERPs
Schema.org
Schema.org is the result of collaboration between Google, Bing, Yandex, and Yahoo! to help you provide the information their search engines need to understand your content and provide the best search results possible at this time. Adding Schema markup to your HTML improves the way your page displays in SERPs by enhancing the rich snippets that are displayed beneath the page title.
MOZ
Tạm dịch:
Schema.org là kết quả của sự hợp tác giữa Google, Bing, Yandex và Yahoo! để giúp bạn cung cấp thông tin mà công cụ tìm kiếm của họ cần để hiểu nội dung của bạn và cung cấp kết quả tìm kiếm tốt nhất có thể tại thời điểm này. Việc thêm đánh dấu lược đồ vào HTML của bạn sẽ cải thiện cách trang của bạn hiển thị trong SERPs bằng cách nâng cao các đoạn mã chi tiết được hiển thị bên dưới tiêu đề trang.
Đây là một thuật ngữ SEO cũng như một kỹ thuật tối ưu mà các bạn nên nắm vững.
Rich Snippet
Rich Snippet là một kết quả tìm kiếm của Google nhưng được hiển thị thêm các dữ liệu bổ sung. Những dữ liệu này được lấy từ dữ liệu có cấu trúc được Google quét được trong HTML của một trang.
Có khá nhiều dạng Rich Snippet (kết quả nhiều định dạng ) khác nhau. Tuy nhiên một số dạng thường gặp nhất là FAQ, Reviews hay Event… Việc xuất hiện Rich Snippet sẽ giúp trang Web thu hút hơn khá nhiều so với các kết quả khác trên SERPs.
Các bạn có thể kiểm tra bằng công cụ Rich Results Test
Structured Data
Structured Data hay dữ liệu có cấu trúc là những thông tin được khai báo nhằm giúp Google hiểu rõ hơn về giá trị cốt lõi của một URL. Hiểu một cách đơn giản, nếu URL A là một trang tuyển dụng. Thì việc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc dạng tuyển dụng sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung cốt lõi mà URL A này muốn hướng đến. Structured Data là nền tảng của Rich Snippet
Việc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, một URL sẽ chuyển đổi HTML từ một thứ lộn xộn không cấu trúc trở nên dễ hiểu hơn. Tất nhiên, Google sẽ dựa vào đây để đánh giá xếp hạng cũng như việc ưu tiên hiển thị kết quả nhiều định dạng ( Rich Snippet )
PBN ( Private Blog Network )
PBN là một thống Website được xây dựng nhằm mục đích tạo ra những backlinks có chất lượng về Website chính. Private Blog Network thường được xây dựng dựa trên các tên miền cũ đã hết hạn hoặc các website vệ tinh 2.0 khác.
Đây là một kỹ thuật chưa quá phổ biến trong giới SEO tại Việt Nam. Nó chỉ thường được áp dụng cho các dự án lớn ở một số Agency SEO lớn. Lý do một phần là vì các kỹ thuật chưa được công khai quá nhiều trên Internet. Và nó cũng rất dễ phản tác dụng khi SEOer chưa hiểu rõ bản chất của PBN

Còn về PBN building checklist, PBN checklist… thì mình sẽ chia sẽ ở một bài viết khác nhé!
Core Web Vitals
Core Web Vitals là tập hợp những chỉ số đánh giá trải nghiệm của người dùng trên trang Web. Nó dựa vào 3 chỉ số chính gồm:
- LCP (Largest contentful paint) là thời gian tải nội dung chính của trang
- FID (First input delay) là thời gian tương tác đầu tiên trên trang
- CLS (Cumulative layout shift) là chỉ số đo độ ổn định của bố cục trang.
Đây là một yếu tố xếp hạng của Google và nó cũng đã được tích hợp trong Google Search Console. Các bạn có thể theo dõi chỉ số thiết yếu của trang Web (Core Web Vitals) trong phần Trải Nghiệm.
Các thuật ngữ khác
Mobile-first indexing
Mobile-first indexing là cơ chế ưu tiên lập chỉ mục và xếp hạng trên thiết bị di động. Ở thời điểm hiện tại, do đa số người dùng đều thực hiện truy cập trên thiết bị di động. Nên chính thức từ tháng 1/2019 tính năng ưu tiên lập chỉ mục trên di động này đã được mặc định cho tất cả các trang Web mới.
Đây là tất cả những gì các bạn cần biết về Mobile-first Indexing
2xx status code
2xx status code là mã trạng thái HTTP thể hiện yêu cầu đã được tiếp nhận và xử lý thành công
3xx status code
3xx status code là mã trạng thái HTTP thông báo chuyển hướng yêu cầu từ URL A về URL B. Một thuật ngữ trong SEO gần như ai cũng đã nắm được liên quan đến mã 3xx là 301 Redirect
4xx status code
4xx status code là mã trạng thái HTTP thể hiện lỗi từ phía Client trong quá trình gửi yêu cầu. Đó có thể là sai URL, URL không tồn tại hay không có quyền truy cập… Một mã 4xx thường gặp nhất trong SEO là 404 Error
5xx status code
5xx status code là mã trạng thái HTTP thể hiện lỗi từ phía Server khi thực hiện yêu cầu. Đó có thể là do Server mất quá nhiều thời gian để thực hiện Request; Server bị die hay Database có vấn đề….
Index Coverage report
Index Coverage report là báo cáo của Google Search Console về trạng thái lập chỉ mục của các URL trên trang Web. Báo cáo này cho thấy số lượng URL Google báo lỗi ( màu đỏ ), hợp lệ nhưng có cảnh báo ( màu vàng ), hợp lệ ( màu xanh ) và đã bị loại trừ ( màu xám ) trong quá trình crawl và thu thập dữ liệu.
Breadcrumb
Breadcrumb là một đường dẫn cho biết vị trí của một URL trên hệ thống phân cấp của một Website. Hiểu một cách đơn giản, đường dẫn Breadcrumb giúp người dùng và cả Google hiểu được cấp trên của đường dẫn đó trên cấu trúc của Website.
Content Management Systemt – CMS
CMS viết tắt của Content Management System là hệ quản trị nội dung của trang web. Nó có chức năng điều khiển tất cả hoạt động về nội dung, thông tin của website. Những nội dung này bao gồm tin tức, hình ảnh, video, danh mục, thông liên hệ,… trên trang web. Đặc biệt, với các CMS nâng cao, người dùng còn có thể chỉnh sửa, phân loại danh mục. Thậm chí thay đổi hiển thị giao diện và nhiều thao tác phức tạp khác trên website
Wiki Mắt Bão
Seo Spyglass
Seo Spyglass là công cụ chuyên phân tích backlinks và là một trong 4 phần mềm của PowerSuite cùng Rank Tracker, Link Assistant và Website Auditor
Công cụ Seo Spyglass này có nhiều điểm tương đồng về chức năng phân tích chỉ số backlinks so với Ahrefs. Ngoài những chức năng cơ bản như số lượng, liên kết dofollow, nofollow hay referring domains… Thì công cụ này còn có một chức năng khá hay. Đó là phân tích những Referring Domains có khả năng dẫn đến hình phạt Penalty của Google. Và những phân tích cụ thể về traffic, các dạng và số lượng liên kết trỏ về từng URL bất kỳ…
Tổng kết
OK… trên đây là một số những thuật ngữ SEO cơ bản nhất mà SEOer cần nắm. Nếu gặp thắc mắc về bất kỳ một khái niệm nào hoặc cần đóng góp cho bài viết của AWSEO. Các bạn có thể để lại comment bên dưới bài viết này nhé.