Internal Link Là Gì? 10 Cách Tối Ưu Liên Kết Nội Bộ 2022

Là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến SEO. Những liên kết nội bộ ( Internal links ) là phần quan trọng trong số những hạng mục tối ưu Onpage cho Website.

Chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài thông tin:

  • Khái niệm về Internal link trên Website là gì?
  • Những ý nghĩa lớn nhất của những liên kết nội bộ là gì?
  • Làm thế nào để tối ưu nó một cách bền vững, hỗ trợ tốt cho SEO?
liên kết nội bộ
Internal links hay những link nội bộ cực kỳ quan trọng với Website

Dưới đây, hãy cùng AWSEO tìm hiểu chi tiết hơn ngay dưới đây!

Tham khảo: Chi tiết kiến thức về SEO Onpage mới nhất

Internal link hay liên kết nội bộ là những liên kết dẫn đến một trang khác trên cùng một trang Web. Nó có thể là những đường dẫn dạng link trần ( url ), đi kèm Anchor Text, đính kèm trong hình ảnh…

internal link là gì
Internal links là những liên kết đến các trang bất kỳ trên cùng một Website

Hiểu một cách đơn giản hơn, bất kỳ một liên kết nào dẫn đến một trang khác trong cùng một Website đều được gọi là Internal link.

4 loại liên kết nội bộ trên Website

Chúng ta thường sẽ bắt gặp 4 loại liên kết nội bộ phổ biến gồm:

Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh hay Contextual internal links là những liên kết dẫn đến một trang có nội dung liên quan mật thiết. Thông thường dạng này sẽ đi cùng một Anchor Text và xuất hiện ngay trong câu.

Ngoài ra thì dạng này cũng thường xuất hiện trong bài viết với mục đích điều hướng đến một trang chứa nội dung liên quan và rộng hơn về ý nghĩa, chẳng hạn như:

Ví dụ:

Bài viết những công cụ hỗ trợ phân tích từ khóa có đề cập đến tính năng Keywords Explorer của Ahrefs.

Tại đây chúng ta có thể dẫn một liên kết đến một bài viết: Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs

Liên kết nội bộ điều hướng hay Navigational internal links là những liên kết giúp điều hướng người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm đến các nội dung quan trọng của trang Web.

Thông thường, nó hay xuất hiện ở phần Menu của Website.

Đa phần những trang Web hiện nay đều có chèn liên kết chân trang. Mục đích chính của những đường dẫn này cũng là điều hướng người dùng. Chúng ta cũng có thể hiểu nó tương tự như một sơ đồ trang web dạng HTML.

link nội bộ dưới chân trang
Link dưới chân thuộc dạng sơ đồ trang Web HTML ( điều hướng người dùng )

Thông thường, khu vực chân trang này thì có không ít những nhà phát triển Web hay người làm SEO sử dụng các liên kết đến trang đích với mục đích là giúp nó nhận được nhiều hơn những liên kết nội bộ.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân thì đây không phải là một ý tưởng quá tối ưu. Chúng ta chỉ nên chèn những Internal link về các trang dạng như: liên hệ, giới thiệu… Chi tiết về vấn đề này các bạn có thể tham khảo: Có nên đặt link ở Footer hay Sidebar không?

Hiểu một cách đơn giản nhất, thì những link nội bộ kèm hình ảnh là những hình ảnh chứa một đường link. Khi click vào hình ảnh đó thì nó sẽ tự động dẫn qua một trang đích.

Chúng ta có thể sử dụng những liên kết đến một trang đích SEO, hoặc liên kết về chính đường dẫn của hình ảnh đó.

Một ý nghĩa khác thì thỉnh thoảng chúng ta cũng sẽ nhận được một vài backlinks từ những Website chuyên “copy bài”. Tất nhiên, nó cũng không thực sự chất lượng. Nhưng có thể nó sẽ giúp đa dạng domain nhưng hãy cân nhắc chặn bớt nếu số lượng quá nhiều.

Chúng ta sẽ có một vài mô hình Internal link phổ biến có thể kể đến như: mô hình kim tự tháp, mô hình bánh xe hay mô hình liên kết theo cấu trúc Silo….

sơ đồ internal link kim tự tháp
Sơ đồ liên kết kim tự tháp được sử dụng khá phổ biến

Có thể nói, những liên kết nội bộ đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng chất lượng của một trang Web. Dưới đây, sẽ là những ý nghĩa lớn nhất của nó:

Đây là một trong những ý nghĩa lớn nhất. Đừng quên, người dùng vẫn là trung tâm của mọi chiến lược Marketing.

Việc điều hướng người dùng giúp mang lại những thông tin hữu ích, tạo ra một trải nghiệm tốt hơn. Qua đó tạo được sự tin tưởng và tăng khả năng tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc sử dụng các liên kết nội bộ trong bài viết còn giúp giảm tỉ lệ thoát trang. Time On Site ( thời gian trên trang ) luôn là một tiêu chí đánh giá Website rất quan trọng. Nó thể hiện được chất lượng nội dung, khả năng điều hướng thông minh của người làm SEO, quản trị nội dung.

liên kết nội bộ giúp tăng time on site
Điều hướng link nội bộ tốt giúp cải thiện thời gian ở lại trang Web của người dùng

Những liên kết nội bộ tạo ra sự gắn kết giữa các nội dung liên quan trên trang

Những Internal link qua lại giữa các trang nội dung có liên quan. Nó sẽ giúp nâng cao chất lượng nội dung, tạo ra sự gắn kết trên trang Web.

Sự gắn kết này mang đến nhiều ý nghĩa liên quan đến SEO, trải nghiệm trang và cả việc thúc đẩy chuyển đổi từ những người dùng thực.

Một trang nội dung, bài viết chưa được Google lập chỉ mục. Và nếu bạn cũng đang loay hoay không biết làm thế nào để nó được index trên Google.

Thì việc giúp nó nhận được những link nội bộ giá trị từ những Url đã được index sẽ là một giải pháp.

Internal link là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giúp index một bài viết trên Website.

Những yếu tố như: thời gian trên trang, trải nghiệm người dùng, khả năng index bài viết, chất lượng nội dung, những liên kết… đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trang Web nói chung và thứ hạng từ khóa nói riêng.

Do đó, việc sử dụng liên kết nội bộ, biết cách điều hướng hợp lý. Đó sẽ là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng mà mọi người làm SEO đều phải quan tâm nếu muốn cải thiện thứ hạng từ khóa SEO một cách nhanh chóng và bền vững.

Top 10 Cách Tối Ưu Liên Kết Nội Bộ Chuẩn 2022

Nếu các bạn còn đang thắc mắc “làm thế nào để tối ưu liên kết nội bộ?

Thì dưới đây là một vài hướng dẫn có thể bạn sẽ quan tâm:

Phân tích chi tiết cấu trúc của trang Web

Việc đầu tiên và cũng khá quan trọng. Đó là phân tích được cấu trúc của trang Web.

Mục đích của quá trình phân tích này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc xác định được những nội dung cốt lõi, dễ dàng hơn trong việc xây dựng chiến lược điều hướng link nội bộ.

phân tích website để tối ưu liên kết nội bộ
Phân tích được cấu trúc trang Web giúp chúng ta giải quyết được khá nhiều vấn đề

Chỉ chèn liên kết nội bộ nếu chúng phù hợp ngữ cảnh

Ngoại trừ những Internal link ( Menu, Footer, Sidebar… ). Thì những liên kết trong một vài viết, trang buộc phải đáp ứng tính liên quan, phù hợp với ngữ cảnh.

Chắc chắn, việc chèn một Anchor Text với đường link nói về công cụ Ahrefs vào một đoạn nội dung đang đề cập đến cách tạo Sitemap cho Website chưa bao giờ được xem là một ý tưởng tốt.

Đầu tiên, nó chắc chắn sẽ tạo ra một trải nghiệm không mấy ấn tượng với người dùng. Khả năng cao là 99% sẽ không quan tâm đến những nội dung được đề cập trong liên kết đó.

Tiếp theo, Google cũng sẽ đánh giá không tốt và cho rằng bạn đang cố gắng làm cho nó trở nên thiếu tự nhiên.

Những trang nội dung quan trọng này có thể là trang đích SEO, một Pillar Content trong mô hình Topic Cluster hay một bài viết chứa nội dung cốt lõi nào đó.

Hãy ưu tiên hơn một chút những liên kết nội bộ từ các bài viết khác. Tuy nhiên, tính liên quan vẫn là một yếu tố phải quan tâm.

Thông minh hơn trong việc phân bổ Anchor Text

Đừng bao giờ nghĩ đến việc cố gắng thao túng thứ hạng từ khóa bằng cách sử dụng thật nhiều Anchor Text là các từ khóa chính xác. Google hoàn toàn có thể đưa ra những án phạt ngay cả khi đó là hạng mục tối ưu Onpage.

Tham khảo: Checklist tối ưu SEO Onpage 2022

phân bổ anchor text hợp lý
Tối ưu liên kết nội bộ, hãy quan tâm nhiều đến những văn bản neo ( Anchor Text )

Hãy giữ cho nó sự tự nhiên nhất định và rõ ràng. Đây cũng là cách có thể thu hút người dùng hơn trong việc click vào các liên kết.

Chỉ nên set thuộc tính Nofollow trong một số ít trường hợp

Đa phần những Internal link trên Website nên giữ nguyên thuộc tính Dofollow. Ngoại trừ một số trường hợp sau các bạn có thể set Nofollow:

  • Liên kết nội bộ dưới chân trang.
  • Liên kết đến những trang không quan trọng như: chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thanh toán, giỏ hàng… Những trang như liên hệ, giới thiệu, chính sách cũng có thể cân nhắc.

Tận dụng liên kết nội bộ từ trang chủ

Trang chủ chắc chắn là luôn là trang có độ uy tín cao nhất của một trang Web. Do đó, hãy cân nhắc sử dụng các liên kết nội bộ từ trang chủ đến các trang nội dung quan trọng, các trang đích SEO cần tối ưu thứ hạng từ khóa.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo về tính liên quan của các trang được liên kết, tình thẩm mỹ về giao diện của trang chủ hay hạn chế nhồi quá nhiều những liên kết sẽ gây mất tự nhiên.

Có một vài công cụ có thể hỗ trợ từ động chèn các liên kết nội bộ vào bài viết. Cũng có một số quan điểm cá nhân cho rằng nó là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian. Đôi khi sẽ giúp chúng ta vô tình nhớ đến một bài viết nào đó đã từng được đăng tải trên Website.

lien ket noi bo 8
Internal Link Juicer là một trong những Plugin WordPress chèn link nội bộ tự động

Các bạn có thể download Plugin Internal Link Juicer tại đây.

Tuy nhiên, quan điểm cá nhân mình không đánh giá cao những công cụ này. Lý do là vì nó chưa hẳn sẽ đưa ra được những liên kết phù hợp nhất theo từng ngữ cảnh trong đoạn nội dung của bài. Rõ ràng, với SEO thì những thao tác được làm bằng “cơm” vẫn là tối ưu nhất.

Bao nhiêu liên kết nội bộ trên một trang là chuẩn?

Đây chắc chắn sẽ là một vấn đề lớn mà các bạn làm SEO cần quan tâm trong việc tối ưu Internal link trên Website.

Liệu một bài viết nên có bao nhiêu link nội bộ?

Thực tế thì không có bất kỳ một con số nào được xem là chuẩn. Nó phụ thuộc nhiều vào mức độ liên quan nội dung cũng như mục tiêu của bài viết.

Mấu chốt là những liên đường dẫn nội bộ xuất hiện tại một vị trí nào đó trong bài. Thì nó buộc phải giúp người dùng giải quyết được vấn đề đó.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể cân nhắc về số lượng dựa trên số từ của bài viết. Với mình thì thường sẽ từ 3-5 liên kết trên một bài viết tầm 2000 chữ.

Những bài viết liên quan cũng có thể được cân nhắc

Thông thường, đa phần giao diện bài viết/sản phẩm trên các trang Web đều được đính kèm một vài bài viết/sản phẩm liên quan. Nó có thể nằm cùng một chuyên mục/danh mục sản phẩm, có cùng thẻ tag hay một tùy biến nào đó.

Những nội dung liên quan này thường nằm ở bên dưới bài viết hoặc thanh bên ( sidebar ) của trang.

Trên đây là một số thông tin giải đáp: Internal link là gì và những gì cần biết về các liên kết nội bộ trên Website. Hi vọng bài viết đã mang đến những nội dung thực sự hữu ích.

Mọi thông tin đóng góp cho bài viết của AWSEO vui lòng để lại comment bên dưới bài viết!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top