SERPs Và Search Engine Là Gì? Chế Hoạt Động Ra Sao?

Đây đều là những khái niệm tương đối cơ bản. Search Engine là gì, SERPs là gì… là những thông tin bạn buộc phải nắm nếu đang bắt đầu nghĩ đến việc đi xa hơn với nghề SEO.

Dưới đây, hãy cùng AWSEO tìm hiểu kỹ hơn về 2 khái niệm này!

Search Engine là gì?

Search Engine hay còn gọi là công cụ tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu thì Search Engine là phương tiện để người dùng thực hiện các truy vấn và yêu cầu câu trả lời.

search engine là gì
Search Engine có khá nhiều nhưng Google là phổ biến nhất

Tại Việt Nam, Search Engine được sử dụng phổ biến nhất chắc chắn sẽ là Google. Ngoài ra thì Cốc Cốc cũng là một Search Engine chúng ta có thể kể đến.

Các bộ máy tìm kiếm liên tục được cập nhật, thu thập và học hỏi các thông tin xuất hiện trên mạng Internet từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó nó có thể đưa ra một câu trả lời phù hợp và chuẩn xác nhất theo đúng ý định tìm kiếm của người dùng.

Tham khảo: Top 30+ thuật ngữ mọi người làm SEO đều phải biết

SERPs là gì?

SERPs là cụm từ viết tắt của Search Engine Results Page, nó có nghĩa là một trang kết quả trả về từ bộ máy tìm kiếm ( Search Engine ) sau khi người dùng thực hiện một truy vấn nào đó.

serps là gì
SERPs thể hiển một danh sách hiển thị các kết quả trả về sau khi thực hiện truy vấn

Nói một cách dễ hiểu hơn thì SERPs các trang kết quả mà các SEOer đang đua tranh nhau cho một vị trí TOP đầu với một từ khóa nào đó.

Ví dụ, khi các bạn thực hiện tìm kiếm trên Google cụm từ “mua điện thoại cũ tại TPHCM” thì trang kết quả trả về các vị trí Top 1, 2, 3 cho Website A, B, C…. Bảng kết quả thứ hạng này được gọi là SERPs.

Vậy thì Google hay các Search Engine khác dựa vào đâu để sắp xếp thứ hạng các Website theo một từ khóa trên SERPs?

Mỗi một công cụ tìm kiếm sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Với Google, công cụ tìm kiếm lớn nhất ở thời điểm hiện tại thì có lẻ nó phải có đến vài trăm tiêu chí. Một số thông tin cho rằng nó có khoảng 200 tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Nó không cụ thể và người làm SEO có lẻ cũng không cần phải tìm hiểu quá nhiều về nó. Chúng ta chỉ cần nắm một vài yếu tố cốt lõi là đủ cho quá trình leo TOP.

Tham khảo: Topic tổng hợp từ điển SEO từ cơ bản đến nâng cao

Một số Search Engine phổ biến nhất hiện nay

Thực tế, có khá nhiều những công cụ tìm kiếm khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên dưới đây sẽ là 5 cái tên quen thuộc nhất:

Google

Không có gì phải nói quá nhiều về Google. Có lẻ ở thời đại công nghệ 4.0 thì một đứa trẻ lên 5 đã bắt đầu biết sử dụng Google. Đây là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại. Với mức độ hoàn thiện cực kỳ nhanh chóng của mình, Search Engine này đang đáp ứng rất tốt những nhu cầu của người dùng. Thậm chí, nó có thể hiểu được cả ý định tìm kiếm, không cần thiết phải gõ đúng từ khóa bạn đang quan tâm.

search engine google
Google đang chiếm hơn 90% thị phần tìm kiếm ở thời điểm hiện tại

Bing

Bing cũng là một công cụ tìm kiếm khá quen thuộc. Đây là một sản phẩm của Microsoft với tham vọng trở thành đối thủ cạnh tranh với Google. Tuy nhiên, điều này ở hiện tại và tương lai gần được xem là bất khả thi.

Tại Việt Nam thì cũng có một số SEOer khá quan trọng trong việc tối ưu Website trên Search Engine này.

Baidu

Đây là một trong những Search Engine được sử dụng chính ở Trung Quốc và rải rác ở một số quốc gia lân cận. Một trong những lý do khiến công cụ tìm kiếm này đang giữ một thị phần lớn là vì Trung Quốc hoàn toàn không sử dụng Google ( chính xác là bị cấm ). Tuy nhiên trên thực tế thì Baidu cũng có khả năng thu thập và xử lý thông tin không thua kém gì Google. Và bản thân “nước bạn” vốn cũng không quá mặn mà với Google khi họ cũng đang sở hữu một Search Engine đầy “sang xịn mịn” như Baidu.

Yandex

Một cái tên quen thuộc khác là Yandex. Đây là một Search Engine phổ biến tại thị trường Nga. Tất nhiên, thời điểm hiện tại nó khó có thể so sánh được về độ thông minh so với Google. Tuy nhiên đây cũng là một trong số những công cụ tìm kiếm chiếm thị phần cao bậc nhất hiện nay.

search engine yandex
Yandex không thực sự phổ biến tại Việt Nam

Cốc Cốc

Một cái tên vô danh trên bản đồ Search Engine thế giới. Tuy nhiên Cốc Cốc là một sản phẩm của Việt Nam nên nó cũng được sử dụng ít nhiều tại nước ta. Trên thực tế thì cũng có không ít người dùng máy tính sử dụng công cụ tìm kiếm này nên chắc chắn nó cũng là một mảnh đất màu mở để các bạn tối ưu Website.

Hiện tại, Cốc Cốc vẫn chưa quá thông minh nên việc tối ưu có lẻ cũng không quá phức tạp nếu bạn là một chuyên gia SEO có kinh nghiệm.

Cơ chế hoạt động của Search Engine

Việc publish một nội dung lên Website hay bất kỳ một nền tảng nào khác chỉ đơn giản là bước đầu của mọi việc . Tất nhiên, nó vẫn có thể dễ dàng tiếp cận được người thông qua nhiều con đường như Social, Ads hay các hình thức quảng bá khác. Tuy nhiên với qua cơ chế hoạt động của các Search Engine thì để một nội dung tiếp cận được người dùng qua con đường tìm kiếm tự nhiên thì nó phải trải qua 3 bước cơ bản:

Đầu tiên là thu thập dữ liệu

Các Google bot sẽ đi vào Website của bạn để tìm kiếm các thông tin mới. Lúc này, ngay sau khi cập nhật hoặc xuất bản một nội dung, bài viết nào đó. Việc đầu tiên các bạn nên làm là submit thông qua công cụ GSC ( Google Search Console ).

Tuy nhiên, không phải việc submit sẽ ngay lập tức lôi kéo được Google bot đến Website để cào dữ liệu. Tần suất quay trở lại của Google bot phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng Website cũng như một vài yếu tố khác liên quan đến traffic, kỹ thuật…

cơ chế hoạt động của search engine
Những con bot Google sẽ phải đi thu thập dữ liệu từ trang Web của bạn

Do đó, làm một SEOer, hãy đừng quên các giải pháp có thể hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu. Có thể kể đến như submit link, sitemap, internal links, backlinks, các tín hiệu từ Social hay một vài yếu tố khác.

Tiếp theo là lập chỉ mục

Sau khi đã thu thập dữ liệu thì Google sẽ bắt đầu phân tích tìm hiểu chi tiết về nội dung đó. Quá trình lập chỉ mục phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Một số trang Web có thể chỉ mất khoảng vài phút nhưng cũng có một số khác lại mất đến hàng tháng hoặc thậm chí không thể lập chỉ mục. Một phần lớn nguyên nhân đến từ mức độ trust chênh lệch của các trang Web với nhau. Ngoài ra thì còn nhiều yếu tố liên quan đến nội dung, kỹ thuật khác.

Các trạng thái liên quan đến tình trạng lập chỉ mục được thể hiện khá chi tiết trong Google Search Console.

Cuối cùng là xếp hạng và truy xuất

Dựa vào hàng loạt những yếu tố xếp hạng khác nhau. Google sẽ đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng trên SERPs cho một từ khóa nào đó. Khi người dùng tiến hành thực hiện một truy vấn. Hệ thống sẽ ngay lập tức phân tích, xác định và trả về một danh sách các kết quả phù hợp nhất với truy vấn đó.

Google là một cỗ máy hiện đại, là một công cụ tìm kiếm hàng đầu hiện nay. Nếu là một SEOer, việc hiểu rõ cơ chế hoạt động, SERP là gì, Search Engine là gì…. là một trong những kiến thức đầu tay mà bạn phải nắm.

Trên đây là giải đáp Search Engine là gì? SERPs là gì? một số Search Engine phổ biến và cơ chế hoạt động của các Search Engine. Đây là TOPIC Học SEO Website của AWSEO. Mọi thông tin thắc mắc các bạn có thể để lại bình luận ngay bên dưới bài viết!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top